Tin tức

Tác hại của bàn chân bẹt và biện pháp khắc phục

Ngày 03/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Bàn chân bẹt là tình trạng vòm chân không phát triển bình thường nên không có độ cong tự nhiên. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến vận động và khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái. Tác hại của bàn chân bẹt là gì và khắc phục bằng cách nào, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ băn khoăn này.

1. Như thế nào là bàn chân bẹt?

Bàn chân bẹt là tình trạng mà vòm chân không phát triển như bình thường, khiến lòng bàn chân chạm đất khi đứng. Đây là một loại dị tật xảy ra do yếu tố di truyền, thói quen đi lại không đúng cách hoặc các vấn đề về xương khớp. Khi vòm chân bị phẳng chứ không cong như bình thường, cơ thể sẽ phải điều chỉnh để đảm bảo thăng bằng từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác của cơ thể.


Người có bàn chân bẹt sẽ không có vòm bàn chân như bình thường

2. Tác hại của bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân có vai trò trong việc giữ cân bằng và hỗ trợ cơ thể khi di chuyển. Khi vòm bàn chân không phát triển đúng cách, người bị bàn chân bẹt sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề:

2.1. Đau nhức và mệt mỏi khi di chuyển

Do thiếu sự hỗ trợ từ vòm chân nên mỗi bước đi đều trở thành thử thách đối với người bệnh. Lúc này, cơ và khớp phải gánh vác một phần lớn trọng lượng cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, mỏi khi đi bộ quãng đường dài hoặc phải đứng lâu một chỗ.

2.2. Biến dạng bàn chân

Bàn chân bẹt có thể gây biến dạng, làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của bàn chân. Khi vòm bàn chân không được phát triển như bình thường, áp lực cơ thể phân bố không đều, có thể làm thay đổi hình dạng ngón chân, gót chân, mắt cá chân.

Một trong những biến dạng thường gặp là ngón chân lệch hoặc móng chân mọc vào trong, do áp lực không đều lên các ngón chân trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, gót chân cũng có thể bị lệch ra ngoài hoặc vào trong khiến cho dáng đi bất thường và mất thăng bằng.

2.3. Đau lưng và khớp

Khi vòm chân không đủ độ cong, trọng lượng cơ thể không được phân bổ đều lên các khớp và cơ. Điều này gây ra áp lực lớn lên cột sống, khớp gối, khớp hông và các khớp khác của cơ thể. 

Khớp phải tăng làm việc để bù đắp cho bàn chân bẹt sinh ra đau nhức khớp. Những người phải đứng lâu hoặc đi bộ nhiều, ngoài đau khớp còn bị đau lưng dữ dội.

2.4. Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp

Đây là tác hại của bàn chân bẹt không được chủ quan. Do bàn chân không có độ cong tự nhiên nên trọng lượng cơ thể không được phân bổ đều lên các bộ phận khác, tăng áp lực lên khớp gối, hông và cột sống. 

Theo thời gian, chính sự gia tăng áp lực này sẽ phát sinh các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau cổ chân, gót chân,... 

Tác hại của bàn chân bẹt là tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, nhất là vùng cổ chân

Tác hại của bàn chân bẹt là tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, nhất là vùng cổ chân

2.5. Gây ra các vấn đề về dáng đi

Bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến dáng đi của người bệnh. Thay vì đi một cách tự nhiên với sự hỗ trợ từ vòm chân, người bị bàn chân bẹt thường đi lệch và phải điều chỉnh tư thế để duy trì thăng bằng. 

Chính điều đó khiến cho người bệnh bị đi nghiêng, dáng đi không vững hoặc bước đi gượng gạo. Về lâu dài, việc này có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống và khớp gối, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi di chuyển.

3. Biện pháp khắc phục chứng bàn chân bẹt

Từ những tác hại nêu trên có thể trả lời được câu hỏi bàn chân bẹt có nguy hiểm không và hiểu được tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng này. Đối với người bị bàn chân bẹt, các biện pháp đang được áp dụng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh gồm:

3.1. Sử dụng miếng lót chân để chỉnh hình bàn chân

Miếng lót chỉnh hình bàn chân là biện pháp hỗ trợ đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu tác hại của bàn chân bẹt. Sử dụng công cụ này giúp cải thiện sự phân bổ trọng lượng trên bàn chân và hỗ trợ vòm chân để giảm đau và cải thiện thăng bằng.

Miếng lót chân giúp cải thiện thăng bằng, giảm tác hại của bàn chân bẹt

Miếng lót chân giúp cải thiện thăng bằng, giảm tác hại của bàn chân bẹt

3.3. Bài tập tăng cường cơ bàn chân

Bàn chân bẹt có thể được cải thiện thông qua các bài tập tăng cường cơ bàn chân và bắp chân. Các bài tập đơn giản như đứng bằng đầu ngón chân, tập căng cơ gót chân hoặc nâng vật nặng bằng bàn chân có thể giảm đau và giúp bàn chân trở nên linh hoạt hơn.

3.4. Vật lý trị liệu

Bài tập vật lý trị liệu do bác sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn có thể cải thiện triệu chứng bàn chân bẹt. Thông qua việc điều chỉnh tư thế và động tác, bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng của bàn chân và giảm các cơn đau cho người bệnh.

3.5. Giảm cân

Đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm bớt áp lực lên bàn chân. Trọng lượng cơ thể dư thừa là một trong những yếu tố khiến bàn chân bẹt trở nên trầm trọng hơn. Bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý người bệnh bạn sẽ giảm được sức ép lên khớp và cơ, cải thiện tình trạng bàn chân bẹt.

3.6. Phẫu thuật

Trong trường hợp bàn chân bẹt nặng hoặc không cải thiện bằng các biện pháp khác, phẫu thuật sẽ giúp chỉnh sửa các vấn đề về xương và mô mềm trong bàn chân, tái tạo vòm chân. 

Tác hại của bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được áp dụng điều trị tích cực và kịp thời. Với các biện pháp hỗ trợ trên đây, người bệnh có thể cải thiện mức độ ảnh hưởng của bàn chân bẹt để có được tư thế vận động tốt nhất, giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Quý khách hàng đang gặp phải vấn đề về xương khớp và cần thăm khám, chẩn đoán đúng, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ