Tin tức

3 tháng tháng tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường, nam bệnh nhân bất ngờ nhập viện điều trị tránh biến chứng nguy hiểm tại phổi

Ngày 13/07/2024
BSCKI. Phạm Sơn Tùng
Mắc tiểu đường type 2, nhưng 3 tháng nay nam bệnh nhân tự ý bỏ thuốc, đến khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu “khó chịu” đi khám thì tá hỏa phải nhập viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm tại phổi.

Tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường gây biến chứng khôn lường tại phổi

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.K, 43 tuổi, ở Hà Nội đến khám do khoảng 10 ngày nay có xuất hiện ho đờm xanh, tức ngực hai bên khi ho, cảm giác gai sốt về chiều, sụt 2kg và đã uống kháng sinh 7 ngày nhưng không đỡ.

Bệnh nhân cho biết thêm, gia đình có bố đẻ điều trị lao phổi năm 2019, còn bản thân 6 năm trước phát hiện mắc tiểu đường type 2, nhưng uống thuốc không đều, thậm chí trong vòng 3 tháng nay còn tự ý bỏ thuốc.

Cách đây 7 tháng, anh có đi kiểm tra sức khỏe tại một cơ sở y tế có chẩn đoán theo dõi lao phổi. Do không xuất hiện triệu chứng ho, sốt nào nên anh K., chủ quan không xét nghiệm đờm để chẩn đoán lao.

BSCKI. Phạm Sơn Tùng - Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám và chỉ định anh K., làm xét nghiệm máu, xét nghiệm vi sinh chuyên sâu và chụp CT lồng ngực.

Kết quả xét nghiệm có tăng bất thường chỉ số CRP - gợi ý cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cấp, xét nghiệm Glucose và HbA1c tăng cao.

Hình ảnh đông đặc và nốt mờ hai phổi trên phim chụp CT của bệnh nhân

Chụp CT lồng ngực kết luận hình ảnh đông đặc và nốt mờ hai phổi, có phá hủy tạo hang thùy trên phổi (theo dõi tổn thương do lao), hạch trung thất, thoái hóa cột sống ngực.

Đặc biệt, xét nghiệm vi sinh trên mẫu bệnh phẩm đờm có xét nghiệm Mycobacterium tuberculosis dương tính.

Với chẩn đoán xác định anh K., mắc Viêm phổi - Lao phổi AFB âm tính - Đái tháo đường type 2 - Viêm gan B mạn tính, bác sĩ Tùng nhanh chóng hội chẩn cùng chuyên gia PGS.TS Hoàng Thị Phượng - nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi (Viện Phổi Trung ương); Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội khoa Y (Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia cao cấp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Được chuyên gia tư vấn, ngay lập tức bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú Viêm phổi - Lao phổi - Đái tháo đường type 2 không kiểm soát.

PGS.TS Hoàng Thị Phượng - Chuyên khoa Hô hấp, chuyên gia cao cấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC tận tâm thăm khám và tư vấn

PGS.TS Hoàng Thị Phượng chia sẻ: “Bệnh nhân K., đến MEDLATEC khám do vừa xuất hiện dấu hiệu cấp tính, dấu hiệu mạn tính và thêm triệu chứng viêm long đường hô hấp nên đặt ra vấn đề cần tầm soát bệnh lý cấp tính - bệnh hô hấp và bệnh lý mạn tính - bệnh lý nhiễm trùng. Hơn nữa, ở bệnh nhân này có bệnh nền, cộng với việc nghi ngờ mắc lao, dựa vào những yếu tố đó nên chúng tôi chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú”.

Khi nào nên sàng lọc lao phổi?

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan giữa người với người, hoặc người với động vật qua vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể phát triển ở nhiều cơ quan bộ phận của cơ thể, đặc biệt là phổi. 

Theo chuyên gia, nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi, người dân nên được tầm soát ngay, gồm:


Khi có dấu hiệu bất thường người dân nên đi khám ngay

  • Ho kéo dài trên 2 tuần: Ho khan, ho đờm, ho ra máu;
  • Gầy sụt cân, mệt mỏi;
  • Sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 2 tuần, ra mồ hôi về đêm;
  • Đau ngực, khó thở…;
  • Triệu chứng viêm phổi cấp tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh 2 tuần;
  • Do bệnh lao phổi có tính chất truyền nhiễm nên cần sàng lọc lao cho người nhà bệnh nhân.

Theo BSCKI. Phạm Sơn Tùng, ai cũng có nguy cơ mắc lao, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao nên cảnh giác như nhiễm HIV, người chung sống trong gia đình có người lao, người mắc bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, suy thận mạn, loét dạ dày - tá tràng), ung thư… 

Chuyên gia khuyến cáo: Mắc lao phổi và bệnh tiểu đường là hai yếu tố cộng hưởng làm cho sức đề kháng suy giảm nên khi đã mắc tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ thúc đẩy bệnh lao phổi tiến triển. Vì vậy, nếu mắc bệnh tiểu đường, để tránh biến chứng khôn lường cần kiểm tra đường huyết và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để tránh biến chứng.

Trường hợp bệnh nhân K., bên cạnh những yếu tố nguy cơ cao như gia đình có bố mắc bệnh lao, bản thân bệnh nhân trước đây đi khám có chẩn đoán lao phổi, có mắc tiểu đường nhưng lại tự ý bỏ thuốc điều trị. Rất may mắn cho bệnh nhân K., được phát hiện kịp thời, chính xác nên tăng cơ hội điều trị thành công.

Cách phòng tránh lao phổi 

Bệnh lao phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng như tràn dịch khí màng phổi, xơ phổi, tử vong… Đồng thời, đây là mầm mống lây truyền bệnh cho những người xung quanh và cộng đồng, vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, người dân cần: 

  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh, hoặc nếu phải tiếp xúc gần cần đeo khẩu trang và gang tay để giảm nguy cơ lây nhiễm; 
  • Che miệng khi ho, hắt hơi để giảm sự lan truyền của vi khuẩn
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học như bổ sung vào bữa ăn hàng ngày vitamin, khoáng chất bằng các loại rau xanh, hoa quả; 
  • Tập thể dục thường xuyên, vừa sức; 
  • Ngủ đủ giấc; 
  • Tránh hút thuốc, lá thuốc lào; 
  • Giữ gìn môi trường (nhà ở, nơi làm việc) sạch sẽ, trong lành; 
  • Tiêm vaccine phòng chống lao BCG cho tất cả trẻ em trong tháng đầu sau khi sinh. 

Chẩn đoán lao phổi cần làm gì?

Bằng kinh nghiệm thăm khám, bác sĩ Tùng cho biết: Các trường hợp nghi ngờ mắc lao, khi đi thăm khám cần kể rõ vào các dấu hiệu bất thường (nếu có) như ho kéo dài trên hai tuần, gầy sụt cân, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều… Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật, xét nghiệm cận lâm sàng để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh gồm: 

  • Xét nghiệm chẩn đoán lao ban đầu:
  • Nhuộm soi trực tiếp tìm đờm AFB: Nếu dương tính phát hiện trực khuẩn kháng cồn kháng toan, cần làm xét nghiệm Gen Expert, MGIT để khẳng định mắc lao.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện lao nhanh: Xét nghiệm phát hiện lao đồng thời phát hiện tính kháng thuốc: Xpert MTB/RIF; Xpert MTB/RIF Ultra. Kết quả xét nghiệm dương tính là tiêu chuẩn “vàng” chẩn đoán.
  • Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao: Ưu tiên nuôi cấy môi trường lỏng (BACTEC MGIT). Kết quả xét nghiệm dương tính là tiêu chuẩn “vàng” chẩn đoán.


Dàn máy tự động cho phép thực hiện đầy đủ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Bác sĩ lưu ý, hiện nay, ưu tiên sử dụng xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện lao nhanh và kháng thuốc, thay thế cho xét nghiệm nhuộm soi tìm AFB.

Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện sở hữu đầy đủ năng lực vượt trội về quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, Chẩn đoán hình ảnh… cùng hệ thống máy móc, hiện đại của Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Giải phẫu bệnh. Đây cũng là lý do hàng ngàn người dân an tâm đến MEDLATEC thăm khám, điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, bệnh lao phổi nói riêng với kết quả chính xác, tin cậy.

An tâm hệ hô hấp khỏe mạnh, người dân vui lòng liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.