Tin tức
5 nguyên nhân tụ máu dưới da ít người biết
- 25/08/2021 | Đi tìm lời giải cho băn khoăn máu bầm ở mắt có nguy hiểm không
- 31/03/2022 | Sơ cứu chảy máu - kỹ năng cần thiết bạn phải ghi nhớ!
1. Thế nào là tụ máu dưới da?
Tụ máu dưới da được hiểu là tình trạng các mao mạch dưới da đã bị tổn thương khiến cho lượng máu chảy vào các mô xung quanh không liên tục, tạo thành những vết bầm màu xanh hoặc tím.
Tình trạng tụ máu dưới da có thể gây nên tình trạng kích ứng và viêm, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào vị trí, kích thước của vết bầm. Một số dấu hiệu giúp nhận biết sự tụ máu dưới da bao gồm:
-
Bạn sẽ cảm nhận được sự đau nhức, khó chịu vùng dưới da.
-
Vùng da bị tụ máu sẽ tỏa ra hơi ấm và có thể hơi nóng.
-
Tình trạng sưng đỏ, bầm xanh, bầm tím xuất hiện.
Sự xuất hiện của vết bầm tím dưới da dù không bị va đập, chấn thương là lời cảnh báo cho vấn đề sức khỏe
Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân tụ máu dưới da, sự xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, nhất là những vùng làn da mỏng. Dù không bị va đập, chấn động hay sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà vẫn thấy những vết bầm tím trên da thì có thể là biểu hiện của loại bệnh lý nguy hiểm nào đó mà bạn không nên chủ quan. Hãy chủ động đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trên da để kịp thời thăm khám, có hướng điều trị.
2. Những nguyên nhân tụ máu dưới da phổ biến
Chấn thương thể thao, tai nạn lao động, xe cộ hay bất cứ một tác động về mặt vật lý nào cũng có thể là nguyên nhân tụ máu dưới da. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số yếu tố khác làm tăng khả năng mắc tình trạng tụ máu dưới da.
Chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu chất dinh dưỡng
Sự thiếu hụt một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết bầm tím. Các loại vitamin bị thiếu phải kể đến như:
-
Vitamin B12: Nhóm vitamin này không thể thiếu trong quá trình sản xuất hồng cầu.
-
Vitamin K: Giữ vai trò tổng hợp ra các yếu tố đông máu.
-
Vitamin C: Giúp thúc đẩy quá trình sản xuất ra các tế bào.
-
Vitamin P: Góp phần vào quá trình sản xuất collagen, giúp làm tăng độ dày của mao mạch, tránh được các áp lực của dòng máu.
Khi cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin kể trên, mạch máu sẽ trở nên yếu đi, dễ vỡ và gây nên những vết bầm tím.
Sự thiếu hụt vitamin cũng là một trong những nguyên nhân gây tụ máu dưới da
Sử dụng một số loại thuốc gây tác động đến máu
Việc bạn sử dụng một hay một số loại thuốc nào đó tác động đến máu cũng gây ra vết bầm tím, là nguyên nhân tụ máu dưới da. Các loại thuốc gây ra tình trạng này có thể kể đến như: Thuốc chống trầm cảm, giảm đau, điều trị hen suyễn,… Do đó, trong thời gian sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu phát hiện cơ thể có những vết tụ máu dưới da bất thường, hãy chủ động đi khám bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh và xử lý kịp thời. Nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng bên trong.
Mắc phải các bệnh lý về máu
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người không may mắc phải các bệnh lý về máu như: ung thư máu, suy giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,… là đối tượng có nguy cơ bị tụ máu dưới da. Với các triệu chứng điển hình đi kèm bao gồm sưng chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc mao mạch trên cơ thể bị lộ rõ. Khi nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng trên bạn cần nhanh chóng đi khám để được can thiệp kịp thời.
Sự mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố được xác định là một trong những nguyên nhân tụ máu dưới da đối với cơ thể nữ giới. Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định, sự thiếu hụt hormone estrogen làm mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến cho các mạch máu bị suy yếu. Đồng thời, gây tổn thương và có thể xuất huyết. Theo thời gian, hệ thống mao mạch sẽ yếu dần và mất đi tính đàn hồi, khiến các vết bầm tím thường xuyên xuất hiện, nhất là ở chân.
Sự mất cân bằng nội tiết tố ở chị em phụ nữ cũng có thể khiến các vết bầm tím xuất hiện
Người mắc bệnh đái tháo đường
Sự xuất hiện của tụ máu dưới da có thể là lời cảnh báo cho bệnh lý đái tháo đường. Bởi bệnh lý này thường có tác động tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh các vết bầm tím, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: mệt mỏi, suy giảm thị lực, thường xuyên khát nước,…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tụ máu dưới da còn có thể do các tác nhân khác gây nên như: Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu, cơ thể mắc các bệnh lý về nhiễm trùng, trường hợp tụ máu dưới màng đệm đối với phụ nữ mang thai,…
3. Chẩn đoán bệnh lý tụ máu dưới da
Theo các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hiện tại chưa có các kỹ thuật hình ảnh hay can thiệp gì đặc hiệu để đánh giá một tụ máu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tụ máu dưới da của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác nhau. Nhìn chung, các xét nghiệm thường sử dụng bao gồm: Tổng phân tích tế bào máu, chỉ số máu đông, xét nghiệm gan,…
Đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân tụ máu dưới da, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức mới. Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tụ máu dưới da, do đó khi phát hiện cơ thể có những vết bầm tím không rõ cải thiện và đi kèm với các dấu hiệu bất thường thì bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Nếu bạn muốn hiểu kỹ hơn về vấn đề sức khỏe này, hoặc đang tìm kiếm địa chỉ chất lượng cho việc kiểm tra sức khoẻ của bản thân thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn, cùng sự hỗ trợ của hệ thống các thiết bị máy móc tân tiến, hiện đại.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện còn vinh dự khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận đồng thời 2 chứng chỉ hàng đầu về chất lượng phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính chính xác cũng như sự nhanh chóng trong khâu trả kết quả.
Liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đặt lịch thăm khám và lấy mẫu xét nghiệm tận nơi hoặc hỗ trợ về mặt y tế.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!