Tin tức
50% trẻ em Việt bị thiếu máu, vì thói quen hay gặp
Không ăn rau xanh, hậu quả khó lường
ThS.BS Trần Tuấn Anh khám và tư vấn các bệnh lý ở trẻ em.
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC gặp trường hợp bệnh nhi N.T.K.O, 7 tuổi (Yên Mỹ, Hưng Yên) đến khám với lý do hoa mắt chóng mặt, đau nhức 2 bên thái dương, biếng ăn, ngủ không ngon giấc trong vòng 1 tháng gần đây.
Nhận định tình trạng bệnh của bé, ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC đã cho bệnh nhân làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết. Kết quả cho thấy:
- Lượng huyết sắc tố: 10,6 g/dL, tức có giảm so với bình thường là 12,0 -15,5g/dL.
- Thể tích khối hồng cầu: 35,2%, tức có giảm so với bình thường là 37 - 42%.
- Sắt huyết thanh: 7,14 µmol/L, tức có giảm so với giá trị bình thường là 9.00 - 30.40 µmol/L.
Từ kết quả xét nghiệm trên, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị thiếu máu mức độ nhẹ.
Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân chính gây thiếu máu, mẹ bé O chia sẻ: bé sinh ra khỏe mạnh, không có tiền sử chảy máu, mất máu, nhưng có thói quen không ăn rau từ nhỏ và rất ít khi ăn hoa quả.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ?
Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ làm ảnh đến sự phát triển trí tuệ và thể chất.
Thạc sĩ Tuấn Anh cho biết nguyên nhân gây thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân như:
- Do bất thường của cơ quan tạo máu: Giảm sản tủy, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc suy tủy mắc phải, thâm nhiễm tủy: bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy.
- Do thiếu nguyên liệu tạo máu như: sắt, vitamin B12, axit Folic,…
- Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam,…
- Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...
Trường hợp của bé O là thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Theo thạc sĩ Tuấn Anh, trẻ thiếu máu dẫn đến chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, khiến trẻ thấp còi, trí thông minh kém, học tập kém, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai và sự phát triển của đất nước.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon giấc;
- Da xanh, niêm mạc nhợt, mắt nhợt;
- Rụng tóc;
- Móng tay, móng chân dễ gãy;
- Chậm tăng cân, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thiếu máu dinh dưỡng?
Bằng những kinh nghiệm lâm sàng, BS Tuấn Anh khuyên các cha mẹ phòng tránh thiếu máu cho trẻ bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống phong phú, khoa học như sau:
Tăng cường các loại rau quả giúp trẻ có đủ năng lượng mỗi ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín,… vào khẩu phần ăn của trẻ;
- Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu sắt;
- Để phòng thiếu máu, ngoài chế độ ăn cha mẹ cần cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, đối với các trường hợp thiếu máu nặng cần đến bệnh viện uy tín để truyền máu và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Chuyên khoa Nhi - BVĐK MEDLATEC là địa chỉ tin cậy giúp cha mẹ kiểm tra sức khỏe con yêu. Với đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu y đức cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện tự hào là đơn vị y tế luôn đồng hành cùng sức khỏe con trẻ suốt đời.
Bệnh viện, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
- Địa chỉ:
+ 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
+ 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Tổng đài: 1900 56 56 56.
- Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!