Tin tức
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là triệu chứng của bệnh gì, cách xử lý
- 15/11/2024 | Dạy trẻ chậm nói tại nhà: Bí quyết hiệu quả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- 14/11/2024 | Trẻ bị vỡ răng: Triệu chứng và cách xử lý nhanh chóng
- 17/11/2024 | Nhận biết tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ và cách điều trị, phòng ngừa
- 17/11/2024 | Trẻ sơ sinh bị nhiệt do đâu và cách xử lý chuẩn
- 17/11/2024 | Thóp ở trẻ sơ sinh bất thường khi nào?
1. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
1.1. Cảm lạnh
Trẻ bị đau họng nhưng không bị ho có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Cụ thể khi thời tiết thay đổi, trong thời kỳ chuyển mùa, trẻ dễ bị nhiễm cảm lạnh.
Cảm lạnh đôi khi thường gây viêm họng nhưng không kèm theo cơn ho
Triệu chứng đặc trưng ở người bị cảm lạnh là hắt hơi, chảy nước mũi, cơ thể ớn lạnh, đau họng, kèm theo viêm họng. Trong phần lớn các trường hợp, người bị nhiễm cảm lạnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
1.2. Viêm amidan
Viêm amidan liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ở vùng hình bầu dục sau lưỡi, gần vị trí lối vào cửa họng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do virus xâm nhập, hoặc do vi khuẩn Streptococcus Pyogenes nhóm A gây ra.
Người bị viêm amidan thường biểu hiện một vài triệu chứng như:
- Bị đau họng nhưng có thể không ho.
- Sốt nhẹ đến sốt cao.
- Nuốt khó, bị đau khi nuốt.
- Xuất hiện hạch tại hai bên cổ.
- Giọng nói bị khàn, cổ bị nghẹn.
- Đau cổ, cứng cổ.
- Cảm thấy đau đầu.
Viêm amidan không phải lúc nào cũng gây ho
1.3. Viêm họng hạt
Đây là bệnh lý về họng diễn biến mạn tính. Triệu chứng thường gặp ở người bị viêm họng hạt là ngứa họng, mắc họng, đau họng khi nuốt, cổ họng khô rát,...
Triệu chứng bệnh có xu hướng diễn biến dai dẳng, khó điều trị khỏi dứt điểm. Thậm chí nếu không điều trị đúng phương pháp, bệnh có nguy cơ chuyển sang viêm amidan, viêm tai giữa hay thậm chí là viêm phổi.
1.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng xuất hiện khi khả năng co thắt của thực quản bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị viêm họng nhưng không bị ho. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như buồn nôn, không muốn ăn, ợ nóng, gặp khó khăn khi nuốt.
1.6. U thực quản
Khối u hình thành trong thực quản là hệ quả của quá trình phát triển bất thường của các tế bào. Với trường hợp này, người bệnh có thể bị viêm họng nhưng không bị ho, không sốt. Bên cạnh đó là những triệu chứng khác như giọng nói khàn, vướng cổ, khó nuốt.
Khối u bất thường trong thực quản có thể gây viêm họng nhưng không cho
Trong một số trường hợp, đau họng mãn tính kèm theo đờm lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, bệnh lý về đường hô hấp.
1.7. Viêm họng do liên cầu khuẩn
Bệnh lý viêm họng gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus Pyogenes nhóm A cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng nhưng không ho. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như:
- Đau họng khi nuốt.
- Cơ thể lên cơn sốt.
- Hạch bạch huyết ở cổ sưng lên.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Đau đầu, đau bụng.
- Amidan bị sưng đỏ.
2. Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu thấy trẻ bị viêm họng nhưng không ho diễn biến dai dẳng trong vài ngày, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn. Bởi đôi khi viêm họng nhưng không kèm theo cơn ho có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần được đưa đến cơ sở y tế nếu triệu chứng không thuyên giảm
Đặc biệt là khi thấy trẻ lên cơn sốt cao, chảy nước dãi nhiều, khó thở,... ba mẹ lại càng không nên chủ quan.
3. Một số cách giảm nhẹ cơn đau họng không ho?
Tuy rằng không kèm theo cơn ho nhưng tình trạng viêm họng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh dùng thuốc hoặc áp dụng biện pháp điều trị khác theo chỉ định bác sĩ, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp giảm nhẹ sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi: Không bắt trẻ học hay hoạt động nhiều trong thời gian trẻ điều trị viêm họng. Đồng thời trong thời gian này, bạn không nên cho trẻ tiếp xúc với người lạ.
- Không nên cho trẻ uống nước lạnh: Uống nước lạnh thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng. Vì vậy, ba mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước lạnh, để triệu chứng đau họng nhanh thuyên giảm.
- Khuyến khích trẻ uống nước: Để tránh hiện tượng mất nước cũng như giúp trẻ giữ ấm cổ họng, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
- Ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn nóng, ấm: Những loại thức ăn ấm nóng như cháo, súp, canh,... có thể giúp giảm triệu chứng đau, sưng họng.
- Súc miệng với nước muối: Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng, ấm. Tác dụng chính của việc làm này là loại bỏ vi khuẩn, giảm bớt cơn đau họng.
- Dùng máy làm ẩm không khí: Loại máy này có tác dụng loại bỏ các yếu tố gây hại trong không khí dễ ảnh hưởng đến cổ họng.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng: Ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như lông của chó hay mèo, phấn hoa,...
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Khi cho trẻ dùng thuốc, ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà nếu chưa thăm khám.
Trong thời gian điều trị bệnh, ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi
Dễ thấy rằng trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là triệu chứng cảnh báo khá nhiều bệnh lý. Khi nhận thấy dấu hiệu này, ba mẹ cần đặc biệt thận trọng theo dõi, đưa trẻ đi khám kịp thời tại những địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị y tế đã có gần 30 năm hoạt động được mọi khách hành đánh giá cao về chất lượng với quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và trang thiết bị máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!