Tin tức

6 nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua

Ngày 09/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Đồ ngọt từ trước đến nay vẫn là món ăn được nhiều người yêu thích bởi nó có sức hút lớn đối với vị giác. Cũng vì thế mà nhiều người không thể kìm được sở thích của mình dẫn đến lạm dụng thái quá các món ngọt mà quên đi nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt gây ra.

1. Cảnh báo nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt gây ra

1.1. Tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại không tốt cho sức khỏe?

Ăn quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe

Ăn quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây ra các vấn đề xấu cho sức khỏe

Đồ ngọt khi được sử dụng với mức độ vừa phải và đưa vào cơ thể với lượng đường ở mức cho phép thì rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đi theo chiều hướng ngược lại tức là dung nạp quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ có những tác động xấu cho thể trạng.

Khi đồ ngọt đi vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của não bộ từ đó khiến cho cơ thể hưng phấn trong giai đoạn ngắn. Theo thời gian, nó lại làm tăng nhu cầu dung nạp đường của cơ thể. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, đường được phân hủy và sản xuất ra năng lượng.

Muốn chuyển hóa hết lượng đường được nạp vào, cơ thể cần phải tiêu hao một lượng lớn vitamin B từ đó dễ làm thiếu hụt loại vitamin này trong cơ thể một cách trầm trọng. Hậu quả của nó chính là tình trạng phù nề, viêm dây thần kinh.

Không những thế, cơ thể còn sản xuất ra hormone insulin làm giảm lượng đường trong máu nên quá nhiều lượng đường dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho tế bào kháng insulin, tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn mức bình thường. Cứ như vậy, dần dần tuyến tụy sẽ quá tải và không thể tiết đủ insulin nữa và kết quả là mắc bệnh tiểu đường.

1.2. Những nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra khi ăn uống nhiều đồ ngọt

1.2.1. Trầm cảm

Khi ăn quá nhiều đường bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.

1.2.2. Bệnh tim mạch

Sự dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.

Ăn uống nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch

Ăn uống nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch

Mặt khác, đường còn khiến cho insulin bị tăng lên từ đó làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Những người bị cao huyết áp thì động mạch và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn. Kết quả của tình trạng này chính là nguy cơ đột quỵ, mắc các cơn đau tim cùng các vấn đề khác về động mạch vành.

1.2.3. Bệnh ung thư

Nghiên cứu ở trên 430.000 người đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều đồ ngọt có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, ung thư màng phổi và ung thư thực quản. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu khác nhận thấy phụ nữ khi ăn bánh quy và bánh ngọt trên 3 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1.42 lần so với nhóm phụ nữ tiêu thụ loại đồ ăn này dưới 1 lần/tuần.

Người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt sẽ có nguy cơ bị béo phì, viêm và kháng insulin. Đây đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư. Những mối liên quan này cho thấy rằng ung thư chính là một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt mà tất cả chúng ta không thể chủ quan.

1.2.4. Bệnh gan

Gan không chỉ là cơ quan đảm nhận vai trò thải độc mà còn giúp xử lý lượng protein nạp vào cơ thể. Không những thế, gan còn giúp xử lý nhiều quy trình chuyển hóa khác nữa. Mặc dù thực tế hiện nay số đông bệnh nhân mắc bệnh gan là do lạm dụng rượu bia quá mức nhưng dù không lạm dụng loại đồ uống này mà ăn uống quá nhiều đồ ngọt cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh gan.

Điều này được giải thích rằng, việc tiêu thụ một lượng đường quá lớn dễ làm cho gan bị tổn thương không kém gì so với khi uống nhiều bia rượu. Không những thế, khi bị dung nạp quá nhiều đường còn vô tình tạo gánh nặng lên gan và gây ra gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một bệnh lý không hề tốt cho sức khỏe.

1.2.5. Suy giảm trí nhớ

Một nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt không thể bỏ qua nữa là sự giảm sút trí nhớ. Khi việc ăn quá nhiều đường trở thành thói quen sẽ khiến cho khả năng lưu giữ ký ức của não bộ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, điều này thậm chí còn trở thành tác nhân bắt đầu hoặc làm trầm trọng hơn chứng mất trí.

Ăn quá nhiều đồ ngọt dễ làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ từ đó gây giảm sút trí nhớ

Ăn quá nhiều đồ ngọt dễ làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ từ đó gây giảm sút trí nhớ

Ngoài ra, chức năng và cấu trúc của não đều sẽ bị ảnh hưởng khi một người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ngọt. Lượng lớn đồ ngọt trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với trí nhớ kém và dễ làm tăng suy giảm trí tuệ.

1.2.6. Suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa

Bản thân các loại đồ ăn, thức uống ngọt chỉ cung cấp calo rỗng. Vì thế nó khiến cho cơ thể phải huy động các loại khoáng chất và vitamin sẵn có trong tế bào và các cơ quan để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá đường, đặc biệt là canxi, khoáng chất và vitamin B.

Duy trì tình trạng trên trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây thiếu hụt các loại vi chất dinh dưỡng, gây loãng xương cùng nhiều loại bệnh lý khác. Bên cạnh đó, đường còn có nguy cơ ngăn chặn việc tiết ra dịch tiêu hoá, làm cản trở khả năng hoạt động tự nhiên của dạ dày nên tạo cơ hội lên men cho thức ăn.

Không dừng lại ở đó, có một số trường hợp béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt lại bị thiếu vi chất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bản thân loại thực phẩm ấy là calo rỗng nên không cung cấp đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trái lại, nó còn rút kiệt các loại vi chất dinh dưỡng có trong các cơ quan và tế bào.

2. Ăn đồ ngọt như thế nào là đủ?

Từ những chia sẻ trên đây chúng ta có thể thấy rất nhiều nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt gây ra. Vậy mỗi ngày cơ thể nên dung nạp bao nhiêu lượng đường là đủ?

Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt, mỗi ngày chỉ nên dung nạp lượng đường tự do dưới 10% tổng calo tiêu thụ

Để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt, mỗi ngày chỉ nên dung nạp lượng đường tự do dưới 10% tổng calo tiêu thụ

WHO khuyến cáo rằng, cả trẻ em và người lớn, mỗi ngày chỉ nên giới hạn lượng đường tự do trong mức dưới 10% của tổng lượng calo được tiêu thụ mà thôi. Đặc biệt, nếu tiêu thụ được dưới mức 5% thì đồ ngọt còn đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Mong rằng nội dung được chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được những nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt để chủ động kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể mỗi ngày. Làm được điều ấy chính là bạn đã tự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của chính mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.