Tin tức
7 cách khắc phục tình trạng chán ăn ở người bệnh ung thư đơn giản nhất
- 11/08/2020 | Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng buồn nôn chán ăn
- 20/08/2020 | Chán ăn mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh lý nào?
1. Khắc phục tình trạng chán ăn ở người bệnh ung thư như thế nào cho hiệu quả?
Chán ăn là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, khi họ không còn cảm giác ngon miệng dẫn tới ăn ít hơn, dinh dưỡng kém hơn, mất khối lượng cơ, mỡ, giảm sức cơ và sụt cân nhanh chóng. Tình trạng chán ăn này là yếu tố dẫn đến tình trạng suy mòn thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn
Như vậy, chán ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hệ miễn dịch ở bệnh nhân ung thư - đối tượng cần một sức khỏe thật tốt để chống lại bệnh cũng như tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Bên cạnh cảm giác chán ăn do thay đổi của ung thư gây ra, tác dụng phụ của điều trị ung thư như: thay đổi niêm mạc miệng, chứng buồn nôn, nôn mửa, khối u cản trở cũng ảnh hưởng đến việc ăn và tiêu hóa.
Đôi khi chán ăn ở bệnh nhân ung thư cho tinh thần chán nản, không còn niềm tin vào cuộc sống và cơ hội điều trị. Để cải thiện tình trạng chán ăn này, cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt, đôi khi cần sự hỗ trợ của bác sĩ và gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên giúp khắc phục tình trạng chán ăn ở người bệnh ung thư cho bệnh nhân hoặc người nhà:
Buổi sáng là lúc cơ thể thèm ăn và dễ ăn nhất
1.1. Chú ý đến kiểu thèm ăn
Bệnh nhân ung thư thường ít thèm ăn hơn bình thường, tuy nhiên vẫn có những thời điểm trong ngày họ muốn ăn và có thể ăn nhiều hơn. Thông thường cảm giác thèm ăn thường có nhiều nhất vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy sau một đêm dài, cơ thể được nghỉ ngơi và sức khỏe tốt hơn. Tại bữa ăn này nên ăn nhiều hơn với thức ăn giàu dinh dưỡng hơn.
Các thời điểm khác trong ngày, nhất là chiều tối, tình trạng chán ăn ở bệnh nhân ung thư thường tồi tệ hơn, nên ưu tiên thức ăn lỏng hoặc thức uống dinh dưỡng. Điều này giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ hấp thu hơn, duy trì sức khỏe.
1.2. Tránh ăn các bữa lớn
Chán ăn khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy áp lực, chán nản hơn với lượng thức ăn lớn. Vì thế để tránh cảm giác này, có thể chia 3 bữa chính thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ hơn trong ngày. Dù không có cảm giác thèm ăn thì lượng thức ăn ít này cũng không khiến người bệnh quá khó chịu và bỏ ăn.
1.3. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo bữa ăn đủ calo
Do hạn chế ăn uống vì cảm giác chán ăn nên bệnh nhân ung thư cần ăn thực phẩm giàu calo hơn bình thường. Điều này vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể cũng như cho hệ miễn dịch mà không khiến bệnh nhân khó chịu khi phải ăn quá nhiều.
Bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều hơn các thực phẩm bổ dưỡng
1.4. Tập thể dục
Tập thể dục ở bệnh nhân ung thư đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó có tăng cường sức khỏe và kích thích sự thèm ăn. Để khắc phục chứng chán ăn, bệnh nhân có thể đi dạo hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước bữa ăn 10 - 20 phút.
1.5. Ưu tiên thức ăn ưa thích
Khẩu vị của bệnh nhân ung thư có thể thay đổi, song những món ăn ưa thích vẫn có thể kích thích vị giác của họ. Vì thế, hãy chuẩn bị nhiều hơn thức ăn ưa thích, bệnh nhân ung thư có thể ăn được nhiều hơn.
1.6. Khắc phục các triệu chứng tiêu hóa khác
Ngoài chán ăn, bệnh nhân ung thư có thể gặp phải nhiều vấn đề tiêu hóa khác cản trở đến việc ăn uống cũng như tiêu thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Khắc phục những vấn đề này sẽ đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng, có một sức khỏe tốt nhất chống lại bệnh tật.
2. Các bất lợi tiêu hóa khác ở người bệnh ung thư
Các triệu chứng tiêu hóa sau có thể do ung thư hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh, hãy khắc phục như sau:
Tình trạng khô miệng do hóa trị liệu có thể khắc phục được
2.1. Khô miệng
Khô miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị liệu, đặc biệt ở vùng đầu cổ. Thực chất đây là tình trạng giảm tiết nước bọt, bệnh nhân khô miệng kết hợp càng khiến chứng chán ăn trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách để khắc phục tình trạng khô miệng này như sau:
-
Súc miệng nhiều lần, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
-
Uống nhiều nước, chia thành nhiều ngụm nhỏ uống liên tục.
-
Hạn chế thức ăn nhiều đường.
-
Sử dụng hoa quả tráng miệng, hoa quả có vị chua kích thích tiết nước bọt nhiều hơn.
-
Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
Khô miệng ở bệnh nhân ung thư có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng, hầu họng nên cần vệ sinh răng miệng tốt hơn, hạn chế thực phẩm cứng, nhiều gia vị,…
2.2. Buồn nôn và nôn
Triệu chứng tiêu hóa này thường gặp ở bệnh nhân hóa trị ung thư, để khắc phục tình trạng này, nên thay đổi thói quen ăn uống như sau:
-
Ăn trước khi đói: Cơn đói sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn.
-
Uống nhiều nước, chia thành các ngụm nhỏ và uống chậm.
-
Hạn chế thức ăn có gia vị nặng, mùi hương nặng gây kích thích cảm giác buồn nôn.
-
Ưu tiên thực phẩm chế biến thanh đạm, dễ ăn, ít dầu mỡ.
-
Nên ăn nhiều thực phẩm khô như: bánh mì nướng, bánh quy giòn,…
Ăn thực phẩm khô giúp hạn chế cơn buồn nôn
2.3. Táo bón
Bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị cũng thường gặp tình trạng táo bón, chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc ít uống nước. Ngoài ra, liệu pháp điều trị cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây ra tình trạng này.
Một số biện pháp sau sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón:
-
Ăn nhiều chất xơ hơn: nên đảm bảo bổ sung đủ từ 25 - 35g chất xơ mỗi ngày.
-
Uống nhiều nước hơn: Từ 8 - 10 ly nước chia đều trong ngày.
-
Nên đi bộ, vận động thể thao phù hợp với sức khỏe thường xuyên.
Khắc phục tình trạng chán ăn ở người bệnh ung thư chắc chắn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!