Tin tức

7 điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ

Ngày 09/02/2022
Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh thường gặp đối với người trưởng thành. Đây không phải là bệnh do tuổi tác mà đôi khi phát bệnh từ chính sinh hoạt và lối sống hàng ngày không lành mạnh. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết những vấn đề xoay quanh bệnh lý về xương khớp này nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Cơ thể con người có 24 cột sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Các đốt sống này được nối với nhau bởi đĩa đệm. Trong đó, phần cổ có 7 đốt sống được ký hiệu từ C1 đến C7. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng các đĩa đệm này bị yếu đi khiến cho nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra, lệch khỏi vị trí ban đầu. Đĩa đệm bị lệch chèn lên dây thần kinh gây đau đớn cho người bệnh. 

Vị trí cột sống bị thoát vị phổ biến nhất là C5 C6. Đây là phần có chức năng nâng đỡ chính cho cổ và đầu, phải vận động thường xuyên và chịu áp lực lớn. Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ là bị ở khu vực này. 

  Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi

2. Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát bị cột sống cổ ban đầu thường gây nhầm lẫn với những triệu chứng đau vai gáy hoặc đau do nằm ngủ không đúng tư thế. Tình trạng bệnh sẽ có dấu hiệu nhận biết từ nặng đến nhẹ như sau:

Dấu hiệu lâm sàng: có thể cơn đau cảm nhận được ở phần 2 đốt sống cổ, đau lan ra xung quanh nhất là vùng bả vai, cánh tay, hốc mắt. Nặng hơn là cảm giác tê ngứa lan ra từ cổ, lan sang cánh tay. 

Hạn chế vận động: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể khó khăn trong vận động. Khó thực hiện những động tác giơ tay lên cao hoặc đưa tay ra sau lưng, quay cổ, cúi người, đi bộ cũng đau và khó khăn. 

Yếu cơ: khi phần đĩa đệm lệch chèn ép lên tủy có thể khiến cơ chân tay yếu đi, đi lại không vững, bước đi xiêu vẹo. 

Cùng với đó là những dấu hiệu khác như: đau 1 bên lồng ngực, khó tiểu, táo bón, khó thở.... Đây là những biến chứng nhẹ của thoát vị đĩa đệm cổ.

Vị trí thường xuyên bị thoát vị đĩa đệm cổ

Vị trí thường xuyên bị thoát vị đĩa đệm cổ

3. Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Trong đó có những nguyên nhân phổ biến sau:

Do tuổi cao:

Ở người cao tuổi, đĩa đệm dần mất đi lượng nước cần thiết, hoạt động kém đi nên chỉ cần có tác động nhẹ từ bên ngoài do vận động chẳng hạn cũng có thể khiến đĩa đệm bị lệch. 

Di truyền:

Di truyền từ người thân trong gia đình từng mắc thoát vị đĩa đệm cổ cũng là nguyên nhân không hiếm. 

Do lối sống:

Những người hút thuốc lá, lười vận động, dinh dưỡng kém hoặc dư thừa cũng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Vận động sai tư thế:

Vận động xoay cổ, chạy nhảy mạnh, sai tư thế hoặc những người bốc vác nặng, tạo áp lực lớn cho vùng cổ cũng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cổ rất lớn. 

4. Làm sao để biết được có bị thoát vị đĩa đệm cổ hay không?

Có thể chẩn đoán thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ dựa trên những biểu hiện của người bệnh. Nhưng để biết chính xác được tình trạng thoát vị và thoát vị ở vị trí nào thì cách duy nhất là chụp cộng hưởng (MRI). Thông qua hình ảnh chụp MRI có thể thấy được chính xác đĩa đệm trượt khỏi vị trí trong tình trạng như thế nào, chèn trước hay sau thân đốt sống. Khối nhân nhầy đã thoát hẳn khỏi vị trí hay chưa. Đo chiều cao đốt sống, xác định tình trạng thoái hóa xương, tình trạng cong vẹo cột sống cổ. Nhất là phát hiện khả năng chèn ép của đĩa đệm lên tủy sống hay rễ dây thần kinh. 

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau nhức cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau nhức cho người bệnh

5. Chữa thoát vị đĩa đệm đống sống cổ thế nào?

Sử dụng thuốc: Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen,… được chỉ định dùng cho bệnh nhân nhằm ức chế những cơn đau ở cổ, vai gáy. Hoặc có thể sử dụng cả thuốc thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, dùng thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Phẫu thuật: Với những trường hợp nghiêm trọng có thể chỉ định phẫu thuật để nắm lại đĩa đệm. Số người phải áp dụng phương pháp phẫu thuật không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ.

Tuy nhiên, mọi phương pháp điều trị đều chỉ đảm bảo mức ngăn ngừa bệnh tiến triển và duy trì đời sống sinh hoạt bình thường cho người bệnh. Một khi đã bị thoát bị thì sẽ không thể phục hồi đĩa đệm và cột sống trở lại như ban đầu. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ khá nan giải

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ khá nan giải

6. Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đau kéo dài, bệnh nặng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Tình trạng đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh sẽ khiến người bệnh đau buốt lên cả đầu, thiếu máu não. 

  • Bệnh nhân bị hạn chế vận động.

  • Đĩa đệm chèn ép lên tủy sống khiến bệnh nhân tàn phế cả đời. 

  • Bị hẹp ống sống gây đau trầm trọng.

  • Bị rối loạn thần kinh thực vật.

7. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cổ 

Như đã nói ở trên, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ giữ ở mức giảm khả năng tiến triển bệnh, giảm đau, duy trì mức sống cho người bệnh. Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ thường sẽ có hoạt động thường ngày hạn chế đi rất nhiều. Do vậy, tất cả những ai đang khỏe mạnh đều nên phải biết cách phòng tránh căn bệnh này. Tốt nhất nên duy trì những điều sau đây:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên. Nên lựa chọn những bộ môn hữu ích như: yoga, bơi lội, đi bộ, thái cực quyền,... 

  • Nên giảm cân để duy trì cân nặng hợp lý nếu đang thừa cân béo phì.

  • Không ngồi làm việc quá lâu. Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 - 2 tiếng đồng hồ. 

  • Không bê, vác vật quá nặng. 

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate hoặc bổ sung thêm các chất này đối với người trên 30 tuổi. 

  • Không sử dụng các chất có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá,...

  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám sức khỏe uy tín để bạn lựa chọn khi cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đó, Khoa Cơ Xương khớp với hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác khi người bệnh nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm cổ. Quý vị hãy gọi ngay hotline của MEDLATEC là 1900 56 56 56 đề đặt lịch khám và tham khảo các gói kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.