Tin tức

Acetazolamide - Thuốc giúp giảm cảm giác sợ độ cao

Ngày 17/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Bùi Thị Thanh
Thuốc Acetazolamide có thể được bác sĩ kê đơn cho người bị mắc chứng sợ độ cao khi leo núi, người gặp vấn đề về nhãn áp. Việc sử dụng thuốc cần tiến hành thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trong bài viết sau, MEDLATEC sẽ giới thiệu cụ thể hơn thông tin về loại thuốc này.

1. Acetazolamide là thuốc gì? 

Acetazolamide là một loại thuốc thuộc nhóm dược phẩm chống Glôcôm, thường bào chế thành dạng tiêm hoặc dạng viên nén. Trong đó, dạng viên nén có hàm lượng tương đương 125mg hoặc 250mg. 

Một sản phẩm thuốc Acetazolamide hàm lượng 250mg

Một sản phẩm thuốc Acetazolamide hàm lượng 250mg

2. Tác dụng điều trị của Acetazolamide

Acetazolamide có thể giúp người dùng giảm cảm giác sợ độ cao. Theo đó, loại thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng thường gặp như đau đầu, buồn nôn, choáng váng,... khi leo núi hoặc di chuyển lên cao. 

Thuốc Acetazolamide thuốc giảm triệu chứng chóng mặt khi lên cao

Thuốc Acetazolamide thuốc giảm triệu chứng chóng mặt khi lên cao

Trong một số trường hợp, Acetazolamide còn được phối hợp với một số loại thuốc khác dùng trong điều trị bệnh lý tăng nhãn áp. 

3. Chỉ định và chống chỉ định của Acetazolamide

Thuốc cần cẩn trọng khi dùng với các đối tượng chỉ định và chống chỉ định như sau: 

3.1. Chỉ định 

Sau đây là những đối tượng có thể được chỉ định dùng thuốc Acetazolamide: 

  • Người cần điều trị, phòng ngừa tình trạng sợ độ cao. 
  • Người bị Glôcôm góc mở cần điều trị trong ngắn hạn, kết hợp các loại thuốc hỗ trợ co đồng tử trước thời điểm phẫu thuật. 
  • Người bị Glôcôm góc cấp. 
  • Trẻ nhỏ hoặc người bị Glôcôm thứ phát do ảnh hưởng của tình trạng đục thủy tinh thể, tiêu thủy tinh thể. 
  • Trẻ nhỏ hoặc người trẻ bị lên cơn động kinh (thường kết hợp điều trị cùng một vài loại thuốc khác). 
  • Người bị suy tim xung huyết gây phù. 

Nếu sợ độ cao nhưng muốn leo núi, bạn có thể dùng thuốc Acetazolamide

Nếu sợ độ cao nhưng muốn leo núi, bạn có thể dùng thuốc Acetazolamide 

3.2. Chống chỉ định 

Thuốc Acetazolamide sẽ không được chỉ định cho những đối tượng sau. 

  • Người bị nhiễm acid do tác động của thận, hoặc tăng clor không rõ nguyên nhân. 
  • Người mắc bệnh Addison. 
  • Người bị suy thận nặng. 
  • Người bị suy gan hoặc xơ gan. 
  • Người bị giảm Kali máu, Natri máu, rối loạn điện giải. 
  • Người bị dị ứng với thành phần Sulfonamid. 
  • Người đã điều trị dài ngày tình trạng Glôcôm góc thể mạn tính, sung huyết. 

4. Cách dùng và liều dùng 

Cách dùng Acetazolamide phụ thuộc theo dạng bào chế, còn liều lượng áp dụng cần cân nhắc dựa vào đặc điểm bệnh lý, nhu cầu sử dụng. Cụ thể:

4.1. Cách dùng 

Đối với Acetazolamide dạng viên nén, người dùng sẽ bổ sung theo đường uống. Còn với dạng bột pha tiêm, quá trình sử dụng cần thực hiện theo sự giám sát của nhân viên y tế. 

4.2. Liều dùng 

Liều lượng sử dụng Acetazolamide cần điều chỉnh linh hoạt theo từng đối tượng, bệnh lý cụ thể. 

4.2.1. Đối với người trưởng thành

Phụ thuộc theo thể trạng, mức độ bệnh lý và yêu cầu điều trị, liều dùng Acetazolamide thường áp dụng như sau: 

  • Điều trị chứng say núi: Mỗi ngày uống từ 500mg đến 1000mg, chia thành nhiều lần dùng, dùng trước khi leo núi 24 đến 48 tiếng, có thể dùng thuốc cho đến khi kiểm soát được triệu chứng. 
  • Điều trị Glôcôm góc mở: Với lần đầu dùng thuốc, liều lượng tương đương 250mg/lần, mỗi ngày uống 1 đến 4 lần. 
  • Điều trị Glôcôm thứ phát, trước khi thực hiện phẫu thuật: Liều lượng vào khoảng 250mg/lần, cứ 4 tiếng lại dùng 1 lần trong trường hợp uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. 
  • Điều trị co giật động kinh: Bổ sung theo đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch theo liều lượng 8mg đến 30mg/kg/ngày, dùng tối đa 4 lần/ngày. Liều dùng điều chỉnh theo tình trạng bệnh lý. 
  • Điều trị tình trạng phù do suy tim hoặc do dùng thuốc: Dùng theo đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch theo liều lượng 250mg đến 375mg/ngày. 
  • Điều trị liệt chu kỳ: Liều lượng vào khoảng 250mg/lần, mỗi ngày uống 2 đến 3 lần. 

4.2.2. Đối với trẻ nhỏ 

Đối với trẻ nhỏ, liều lượng dùng thuốc Acetazolamide cũng được cân nhắc theo đặc điểm bệnh lý. Cụ thể: 

  • Điều trị Glôcôm góc mở: Liều lượng 8mg đến 30mg/kg/ngày, mỗi ngày uống 3 lần. 
  • Điều trị Glôcôm cấp: Thường dùng theo đường tiêm tĩnh mạch 5mg đến 10mg/kg, cách 6 tiếng. 
  • Điều trị co giật động kinh: Tương tự như người trưởng thành, nhưng tối đa không quá 750mg. 
  • Điều trị phù do ảnh hưởng của suy tim hoặc do thuốc: Dùng theo đường uống tiêm tĩnh mạch theo liều lượng 5mg/kg/ngày. 

5. Tác dụng phụ khi dùng Acetazolamide

Trong phần lớn trường hợp, Acetazolamide thường gây ra những tác dụng phụ như khiến cơ thể mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, vị giác thay đổi,... Ít gặp hơn là các triệu chứng như lên cơn sốt, ngứa ngáy, gout diễn biến nghiêm trọng hơn, choáng váng, buồn ngủ. 

Acetazolamide đôi khi thường khiến cơ thể mệt mỏi

Acetazolamide đôi khi thường khiến cơ thể mệt mỏi 

Hiếm gặp hơn là tình trạng thiếu máu, lượng tiểu cầu và bạch cầu hạt giảm, vùng biểu bì bị hoại tử, lông cơ thể mọc nhiều hơn bình thường, cận thị,... Khi cảm thấy cơ thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác lạ sau khi dùng thuốc, bạn cần kịp thời thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. 

6. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc Acetazolamide

Sau đây là những lưu ý quan trọng bạn nên nắm trước khi dùng thuốc Acetazolamide: 

  • Thông báo tình hình dùng thuốc, tiền sử dị ứng và bệnh lý khi được bác sĩ kê đơn điều trị bằng Acetazolamide. 
  • Do có thể gây tác dụng phụ như choáng váng, buồn ngủ nên khi vừa dùng xong Acetazolamide, bạn không nên tham gia giao thông, vận hành máy móc. 
  • Acetazolamide thường khiến lượng đường huyết sụt giảm. Trường hợp bị tiểu đường, bạn cần chú ý kiểm tra đường huyết trong quá trình dùng thuốc, thông báo kịp thời tình hình cho bác sĩ. 
  • Thuốc Acetazolamide đôi khi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng. Do đó, trong thời gian dùng thuốc, bạn không nên tiếp xúc lâu với ánh sáng. Nếu phải đi ra ngoài, bạn hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc đồ bảo hộ. 
  • Phụ nữ đang sống thai kỳ hoặc cho con bú chỉ dùng thuốc Acetazolamide khi được bác sĩ chỉ định cụ thể. 

Bạn nên thông báo tình hình dùng thuốc khi được kê đơn sử dụng Acetazolamide

Bạn nên thông báo tình hình dùng thuốc khi được kê đơn sử dụng Acetazolamide 

Lưu ý: Thông tin hướng dẫn liên quan đến liều dùng và cách dùng Acetazolamide trên đây không thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. Nếu chưa được kiểm tra tình hình sức khỏe, kê đơn cụ thể, bạn không nên tự ý sử dụng loại thuốc này. 

Thuốc Acetazolamide giúp giảm triệu chứng sợ độ cao và một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, thuốc chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Khi nhận thấy sức khỏe đang gặp vấn đề, mắc chứng sợ độ cao khi leo núi, bạn có thể đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn điều trị và dùng thuốc đúng cách. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ