Tin tức
Thuốc Mometasone: Tác dụng trong điều trị viêm nhiễm và những lưu ý
- 21/01/2025 | Những câu hỏi thường gặp về thuốc thiếu máu não và cách chọn lựa đúng
- 22/01/2025 | Thuốc Prednisolone: Cách dùng, liều dùng theo từng dạng bào chế
- 23/01/2025 | Prednisone - Một trong những loại thuốc chống viêm Corticoid phổ biến
- 02/02/2025 | Chỉ bạn cách giảm mỡ máu không dùng thuốc hiệu quả, dễ thực hiện
- 03/02/2025 | Midazolam là thuốc gì? Công dụng và liều dùng áp dụng cho từng đối tượng
1. Giới thiệu chung về thuốc Mometasone
Thuốc Mometasone chứa thành phần hoạt chất Mometasone Furoate, thuộc nhóm Glucocorticoid. Dạng điều chế thường gặp của Mometasone là dạng xịt miệng, xịt mũi hoặc kem bôi dùng tại chỗ.
Một sản phẩm thuốc Mometasone đang lưu hành trên thị trường
2. Công dụng cơ bản của Mometasone
Mometasone Furoate có hoạt tính chống viêm hiệu quả. Cụ thể, thuốc có thể giúp ngăn chặn tình trạng bạch cầu bám vào thành mạch gây tổn thương. Tiếp đó, hoạt chất Mometasone sẽ kìm hãm tế bào gây viêm, không cho chúng tác động đến khu vực bị tổn thương, hỗ trợ co mạch cũng như giảm bớt tính thẩm thấu của mạch máu, ngăn chặn tế bào viêm không xâm nhập đến khu vực tổn thương.
Ngoài ra, các Corticosteroid cũng tham gia vào quá trình ức chế, chống lại sự tấn công của nhiều loại tế bào, chất trung gian gây dị ứng cho Histamin hoặc Eicosanoid, Cytokin, Leucotrien giảm phần nào triệu chứng liên quan đến bệnh lý viêm.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Trước khi sử dụng thuốc chứa thành phần hoạt chất Mometasone, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tượng chống chỉ định và chỉ định.
3.1. Chỉ định
Thông thường, thuốc Mometasone chủ yếu được chỉ định cho những đối tượng sau:
- Người biểu hiện triệu chứng viêm, ngứa do bệnh lý về da có khả năng đáp ứng với Corticosteroid.
- Người bị viêm mũi dị ứng biểu hiện triệu chứng theo mùa hoặc quanh năm.
- Người cần dự phòng bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Người trưởng thành bị Polyp mũi.
- Người cần dự phòng bệnh lý hen, điều trị cho người bị hen đang sử dụng Corticosteroid cần giảm liều hoặc ngăn chặn nhu cầu bổ sung Corticosteroid theo đường uống.
Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm có thể được kê đơn dùng Mometasone
3.2. Chống chỉ định
Các đối tượng nằm trong nhóm chống chỉ định, không nên dùng thuốc Mometasone bao gồm:
- Người gặp vấn đề quá mẫn với thành phần hoạt chất trong thuốc Mometasone.
- Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.
- Người đang mắc bệnh lý Rosacea tại vùng mặt hoặc người bị mụn trứng cá, viêm vùng da quanh miệng, bị ngứa quanh khu vực hậu môn; người bị nhiễm Herpes hoặc bị nhiễm ký sinh trùng và nhiễm nấm.
- Người bị lao.
- Người bị giang mai.
- Người đang có vết thương hở, da lở loét.
4. Cách sử dụng và liều lượng
Sau đây, MEDLATEC sẽ khái quát qua về cách dùng và liều lượng dùng Mometasone. Lưu ý rằng, mọi hướng dẫn đề cập dưới đây chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
4.1. Cách sử dụng
Cách sử dụng Mometasone phụ thuộc theo dạng điều chế cụ thể. Với dạng kem bôi dùng tại chỗ, mọi người có thể bôi ngoài da theo chỉ dẫn. Còn với Mometasone dạng xịt, cách dùng thường là xịt mũi hoặc xịt miệng tùy sản phẩm cụ thể.
Mometasone thường được dùng theo dạng thuốc xịt mũi
4.2. Liều lượng
Liều lượng dùng Mometasone thường điều chỉnh thay đổi theo độ tuổi, thể trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân.
4.2.1. Người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên
Trường hợp phối hợp cùng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc Corticosteroid dạng xịt, liều lượng vào khoảng 220 microgam/ngày, dùng vào buổi tối. Liều lượng tối đa không vượt quá 440 microgam/ngày, số lần dùng trong ngày là 1 hoặc 2 lần.
Nếu bệnh nhân đang sử dụng Corticosteroid theo đường uống, liều lượng khởi đầu có thể vào khoảng 440 microgam/ngày, chia thành 2 lần dùng trong ngày.
Trường hợp cần chuyển sang phương pháp dùng qua đường xịt miệng với người đang sử dụng Corticosteroid toàn thân, bệnh nhân cần điều chỉnh giảm liều dùng Corticosteroid trước tối thiểu 7 ngày. Trong đó, liều dùng điều chỉnh giảm hàng ngày không lớn hơn 2.5mg.
Ngoài ra, đối với người trưởng thành bị viêm mũi dị ứng và Polyp mũi, liều lượng sử dụng Mometasone thường áp dụng như sau:
- Nếu người dùng bị viêm mũi dị ứng: Dạng xịt, dùng 100 microgam vào từng bên mũi/ngày. Trường hợp cần dự phòng viêm mũi dị ứng theo mùa, chưa xác định rõ nguyên nhân, liều lượng dùng Mometasone vào khoảng 200 microgam/ngày, dùng cho từng bên mũi.
- Nếu người dùng bị Polyp mũi: Liều lượng dùng Mometasone vào khoảng 100 microgam/lần, xịt 2 lần vào mỗi bên mũi, mỗi ngày xịt thuốc 2 lần.
4.2.2. Trẻ em từ 4 đến 11 tuổi
Đối với trẻ cần điều trị hen, liều dùng Mometasone khởi đầu tương đương 110 microgam/ngày, nên cho trẻ dùng vào buổi tối.
5. Tác dụng phụ không mong muốn của Midazolam
Mometasone có thể gây ra tác dụng phụ tại hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,... Cụ thể là:
- Tác dụng phụ tại hệ thần kinh: Thuốc gây đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đôi khi khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Tác dụng phụ tại hệ cơ và xương: Gây triệu chứng đau cơ, đau xương khớp, cơn đau thường xuất hiện tại vùng lưng.
- Tác dụng phụ tại đường hô hấp: Mometasone đôi khi sẽ gây viêm mũi, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chảy máu mũi, ho.
- Tác dụng phụ tại hệ tim mạch: Gây đau ngực.
- Tác dụng phụ tại đường tiêu hóa: Sau khi dùng thuốc, người dùng dễ bị buồn nôn, đầy hơi, không muốn ăn. Ngoài ra, Mometasone còn có thể làm tăng nguy cơ gây viêm dạ dày, ruột.
- Một số tác phụ thường gặp khác: Đau bụng kinh ở nữ giới, đau tai, tăng nguy cơ nhiễm siêu vi khuẩn.
Cơ thể đôi khi thường mệt mỏi sau khi dùng Mometasone
Đôi khi, Mometasone còn gây nhiễm trùng da,... Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn là phù mạch, khứu giác và vị giác bị rối loạn, loét mũi,... Trường hợp nhận thấy có thể biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, bạn hãy đi khám kịp thời để bác sĩ xác định nguyên nhân, hướng dẫn phương pháp xử lý.
6. Lưu ý cần biết trước khi sử dụng Midazolam
Để hạn chế rủi ro và giúp thuốc phát huy tác dụng hiệu quả, mọi người chỉ nên dùng Mometasone theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi dùng, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Sau khi dùng Mometasone dạng xịt họng, bạn nên súc miệng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm Candida Albicans.
- Không nên ngừng sử dụng Mometasone đột ngột nếu chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách thức giảm liều.
- Nếu mới bị rát mũi hoặc phẫu thuật mũi, bạn không nên dùng Mometasone.
- Thông báo tình hình dùng thuốc, bệnh nền (nếu có) cho bác sĩ trước khi được kê đơn điều trị bằng Mometasone.
- Thận trọng theo dõi sự thay đổi của cơ thể, kịp thời thông báo tình hình cho bác sĩ hoặc đến ngày cơ sở y tế để yêu cầu trợ giúp nếu cơ thể biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng.
- Không nên dùng thuốc cho bệnh nhân bị thủy đậu, sởi.
Nếu dùng theo đường xịt miệng, bạn nên súc miệng sau khi dùng thuốc
Nói chung, việc dùng thuốc Mometasone chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Trường hợp chưa thăm khám cụ thể, bạn tốt nhất không tự ý dùng Mometasone. Khi nghi ngờ đang mắc bệnh lý viêm nhiễm, bạn có thể tham khảo và lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo hotline tư vấn 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!