Tin tức
Thuốc trị rối loạn tiêu hóa: Phân loại và lưu ý khi sử dụng
- 18/12/2024 | Đau ngực trái kèm đau bụng, nam bệnh nhân đi khám phát hiện u tiêu hóa hiếm gặp
- 24/12/2024 | Mách mẹ các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cân cho trẻ
- 30/12/2024 | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Cảnh báo những vấn đề tiêu hóa cần lưu ý
- 16/01/2025 | Đột ngột đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đi khám phát hiện biến chứng nghiêm trọng đường tiê...
- 20/01/2025 | Bỏ ngay những thói quen này nếu không muốn bệnh lý đường tiêu hóa hành hạ xuyên Tết
1. Tình trạng rối loạn tiêu hóa là như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa được hiểu là sự thay đổi về mặt cấu trúc, hoạt động diễn ra tại đường ruột, được chia thành 2 dạng chính, cụ thể:
- Rối loạn liên quan đến bệnh lý tiêu hóa thực thể: Xuất hiện khi đường tiêu hóa có sự thay đổi cấu trúc, khiến hoạt động của hệ cơ quan này ảnh hưởng theo.
- Rối loạn tiêu hóa về mặt chức năng: Xuất hiện khi đường tiêu hóa diễn ra sự thay đổi bất thường nhưng không liên quan đến tổn thương thực thể tại cơ quan tiêu hóa.
Triệu chứng ở người bị rối loạn tiêu hóa tương đối đa dạng. Tuy vậy trong phần lớn trường hợp, cơ thể thường biểu hiện một vài dấu hiệu sau:
- Bụng xuất hiện cơn đau.
- Bị tiêu chảy hoặc bị táo bón.
- Cảm thấy khó nuốt.
- Bị nấc cụt.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Đi đại tiện một cách mất kiểm soát.
- Cảm thấy khó nhai, khó nuốt.
- Cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.
- Buồn nôn.
- Phân dính máu.
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người
Tình trạng đường ruột bị rối loạn có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người có hệ đường ruột kém,... là đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này.
2. Phân loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa theo tình trạng bệnh lý
Thuốc rối loạn tiêu hóa lưu hành trên thị trường tương đối phong phú về chủng loại. Tuy nhiên nếu xét về tiêu chí điều trị, kiểm soát triệu chứng, thuốc trị rối loạn đường ruột có thể chia thành 2 nhóm chính.
2.1. Thuốc trị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
Triệu chứng khá đặc trưng ở người bị rối loạn tiêu hóa là đầy bụng, khó tiêu kèm dấu hiệu buồn nôn. Khi cơ thể biểu hiện những triệu chứng này, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc sau:
- Neopeptine: Đây là một dạng men tiêu hóa giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ đó, triệu chứng đầy hơi cũng phần nào giảm bớt.
- Domperidon: Công dụng chính của loại thuốc này thúc đẩy lực co thắt tại phần cơ dưới, giúp thức ăn cần tiêu hóa bị đẩy xuống dạ dày nhanh hơn. Sau khi sử dụng loại thuốc này, nhiều triệu chứng khó chịu như buồn nôn, trào ngược dạ dày, khó đi tiểu sẽ dần biến mất.
- Maalox: Nếu đang bị đầy bụng, khó tiêu hóa kèm tình trạng ợ chua, bạn nên cân nhắc dùng Maalox. Loại thuốc này có khả năng kháng axit dịch vị, tăng cường lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày và tá tràng. Đồng thời khi đó, niêm mạc thực quản cũng được bảo vệ tốt hơn.
- Metoclopramide: Đây là loại thuốc giúp giảm triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, trào ngược dạ dày.
Thuốc trị rối loạn tiêu hóa hiện khá đa dạng
2.2. Thuốc trị tiêu chảy, kiểm soát đi ngoài ra phân lỏng
Tiêu chảy, đi ngoài ra nước là triệu chứng cho thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa đang diễn biến nặng. Lúc này, người bệnh cần dùng thuốc để kiểm soát tiêu chảy, ngăn chặn cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Một số loại thuốc phổ biến phải kể đến là:
- Oresol: Hỗ trợ cơ thể bù đắp lượng nước bị mất đi, cùng với đó là lượng điện giải cần thiết, kiểm soát phần nào triệu chứng.
- Codein: Một loại thuốc chuyên hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Codein được bào chế theo 4 dạng chính bao gồm dạng bột, dạng viên nén, dạng dung dịch và dạng thuốc tiêm. Bên cạnh tác dụng cầm tiêu chảy, Codein cũng phát huy khá tốt hiệu quả giảm đau bụng, hỗ trợ nhu động ruột.
- Diarsed: Đây là loại thuốc hay được chỉ định cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy mạn tính do nhu động ruột tăng. Dạng bào chế phổ biến của Diarsed là dạng viên bao, dễ dùng.
- Racecadotril: Thuốc Racecadotril có khả năng kìm hãm enzyme Enkephalinase giảm bớt lượng dịch tiết, hạn chế tình trạng cơ thể mất nước cùng chất điện giải. Nhờ vậy, triệu chứng tiêu chảy sẽ bị kìm hãm.
3. Lưu ý khi dùng thuốc rối loạn tiêu hóa
Chắc hẳn sau phần chia sẻ trên, bạn đã phần nào biết rõ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì. Tuy nhiên, các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa trên thị trường hiện nay rất đa dạng, gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Để hạn chế tác dụng phụ, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Với loại thuốc không kê đơn, việc tìm mua tương đối dễ dàng nhưng bạn không nên lạm dụng những loại thuốc này. Chẳng hạn với thuốc nhuận tràng, mọi người chỉ nên dùng trong 2 đến 3 ngày, vì nếu dùng thuốc trong thời gian dài, đường ruột sẽ bị ảnh hưởng.
Về cơ bản, nếu nhận thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên, kèm theo triệu chứng bất thường, bạn tốt nhất nên đi khám sức khỏe thay vì tự dùng thuốc tại nhà.
Mọi người nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
4. Khi nào người bị rối loạn tiêu hóa cần đi khám?
Hầu như bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng khó chịu sẽ biến mất mà không cần phải dùng thuốc hoặc với trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, triệu chứng có thể phần nào được kiểm soát khi dùng thuốc không kê đơn.
Tuy nhiên trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, bạn tốt nhất nên đi khám. Cụ thể là các triệu chứng như:
- Bị đau bụng dữ dội.
- Cảm giác như đi đại tiện nhưng không hết phân, đi đại tiện khó.
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa kèm sốt.
- Triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện kéo dài trên 7 ngày.
- Cân nặng bỗng sụt giảm nhanh trong thời gian ngắn.
- Cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Nếu nhận thấy cơn đau bụng dữ dội kèm cơn sốt, bạn hãy đi khám
5. Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa nên áp dụng
Thông qua sự thay đổi một vài thói quen sinh hoạt thường ngày, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là thói quen liên quan đến ăn uống, đơn cử như:
- Xây dựng chế độ ăn cân đối dinh dưỡng.
- Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến.
- Tích cực bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây nhằm ngăn chặn táo bón.
- Không nên uống nhiều đồ uống có cồn.
- Tích cực uống nước hàng ngày.
- Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ.
- Rèn luyện thể dục tối thiểu 30 phút hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ chất xơ có thể hỗ trợ phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Như vậy, sau một vài chia sẻ chi tiết trong bài viết trên, bạn chắc hẳn đã biết thêm về các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa phổ biến. Tuy vậy, để tối ưu hiệu quả khi dùng thuốc và hạn chế tác dụng phụ, bạn nên đi khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 này, Hệ thống Y tế MEDLATEC mở cửa xuyên tết, sẵn sàng trợ giúp khách hàng 24/7. Nếu gặp vấn đề về đường tiêu hóa hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!