Tin tức

Acid folic, thiếu hoặc thừa đều có hại

Ngày 03/09/2014
BS. Ngô Văn Tuấn
Acid folic còn được gọi là vitamin B9, vitamin M, có khả năng tan trong nước. Acid folic cần thiết cho chức năng tạo hồng cầu, giúp chuyển hoá protein, lipid, glucid, có vai trò quan trọng trong sự tạo ra acid nucleic, là nền tảng di truyền trong nhân của mọi tế bào, bao gồm ribonucleic acid và desoxyribonucleic acid. Vì vậy, acid folic cần thiết cho sự phân chia của mọi tế bào cơ thể.

 

Acid folic có tác dụng ngăn ngừa quái thai, gia tăng sự tạo sữa, ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột và ngộ độc thực phẩm, giúp da tươi mịn, khoẻ đẹp, chống mệt mỏi, có thể làm chậm quá trình bạc tóc khi được sử dụng kết hợp với acid pantothenic và acid paraaminobenzoic, ngăn ngừa bệnh viêm loét miệng, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.


Khi cơ thể thiếu acid folic lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng, rối loạn đường tiêu hóa, niêm mạc; dễ bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bàng quang và tử cung. Bên cạnh đó, khi thiếu acid folic thì nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer. Thiếu acid folic cũng dễ gây xơ vữa động mạch và
bệnh tim.


Nhu cầu acid folic ở người lớn là 180- 200mcg. Đối với phụ nữ mang thai liều cao hơn: 360 - 400mcg (giúp trẻ sinh ra không bị dị tật ở ống thần kinh như tật nứt đốt sống). Phụ nữ nuôi con bú trong 6 tháng đầu liều lượng acid folic có ít hơn: 280mcg và 6 tháng kế tiếp là 260mcg.

Có hai nguồn bổ sung acid folic: thuốc uống chứa acid folic và thức ăn có nhiều acid folic như: các loại rau lá có màu xanh đậm, cà rốt, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu khô, ngũ cốc...

Ở người nghiện rượu nặng, người đang dùng estrogen, dùng thuốc ngừa thai, dùng kháng sinh nhóm sulfamid, phenobarbital, aspirin thì nên tăng liều acid folic.
 

Liều cao acid folic có thể gây ra co giật ở những người bị động kinh

 

Không có ghi nhận về độc tính của acid folic, mặc dù một số ít người bị dị ứng ở da. Vì acid folic tan trong nước nên nếu cung cấp dư thừa acid folic sẽ bị thải qua đường nước tiểu. Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu đại hồng cầu do thiếu vitamin B12, vì vậy, trong chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong gan, sữa bò.
 

Acid folic cần thiết cho sự phân chia tế bào nên những người đang bị ung thư hoặc nghi ngờ bị ung thư thì không được dùng acid folic. 
 

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.