Tin tức

Amlodipin và những tác dụng phụ cần lưu ý

Ngày 22/04/2011
DS. Hoàng Thu Thủy
Amlodipin là một trong những thuốc rất quen thuộc với bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau thắt ngực…


Với tác dụng chống tăng huyết áp, thuốc có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ. Tác dụng chống đau thắt ngực của amlodipin là làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Do tần số tim không bị tác động, hậu gánh giảm làm công của tim giảm, cùng với giảm nhu cầu cung cấp ôxy và năng lượng cho cơ tim. Điều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực.



Người mang thai nên tránh dùng amlodipin.

 

Không dùng thuốc cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định, quá mẫn với thuốc; Thận trọng dùng với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc chẹn kênh calci có thể gây dị tật xương. Vì vậy tránh dùng amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khi dùng thuốc, phản ứng phụ thường gặp nhất là phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình (liên quan đến liều dùng). Ngoài ra, người bệnh có thể thấy nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút. Một số người thấy buồn nôn, đau bụng hoặc khó tiêu, khó thở… Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có các biểu hiện trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời, thích hợp.  


Theo Sức khỏe và đời sống

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.