Tin tức

Bà bầu ngồi gập bụng có sao không? Tư thế nào an toàn cho mẹ và bé?

Ngày 15/05/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong suốt thai kỳ, mỗi hành động nhỏ, từ việc ăn uống, đi lại, cho tới tư thế ngồi, nằm, đứng… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một trong những thắc mắc phổ biến được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là: “Bà bầu ngồi gập bụng có sao không?” Đây không phải là câu hỏi hiếm gặp, đặc biệt với những mẹ có thói quen ngồi xổm, cúi gập người. Vậy liệu ngồi gập bụng khi mang thai có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Giải đáp bà bầu ngồi gập bụng có sao không?

Ngồi gập bụng là tư thế mà phần thân trên của cơ thể cúi sát về phía trước, khiến bụng bị chèn ép. Tư thế này có thể xảy ra khi bạn cúi người nhặt đồ, lau sàn nhà, hay thậm chí là khi làm việc lâu trên bàn làm việc mà không giữ đúng tư thế. Với mẹ bầu, tư thế này lại đặt ra nhiều băn khoăn: “Liệu bà bầu ngồi gập bụng có sao không”?

“Liệu bà bầu ngồi gập bụng có sao không”? là câu hỏi nhiều người quan tâm

“Liệu bà bầu ngồi gập bụng có sao không”? là câu hỏi nhiều người quan tâm

Theo các chuyên gia y tế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ và được bảo vệ khá tốt bởi nước ối và thành tử cung, nên việc gập bụng thường không gây ảnh hưởng lớn nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi thai nhi lớn dần, tử cung bắt đầu vươn cao lên khoang bụng, lúc này việc cúi gập người liên tục hoặc quá sâu có thể gây áp lực lên bụng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi mẹ bầu ngồi gập bụng thường xuyên là:

  • Tử cung bị chèn ép, cản trở dòng máu và oxy đến thai nhi.
  • Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày khiến mẹ khó chịu, buồn nôn do axit trào ngược.
  • Đau lưng, căng cơ do cột sống và vùng hông vốn đã chịu áp lực lớn từ thai kỳ, việc gập người càng khiến tình trạng đau trở lên rõ rệt hơn.
  • Nguy cơ té ngã, đặc biệt khi mẹ cúi người đột ngột hoặc đang mang vác vật nặng, dễ mất thăng bằng.

2. Những tư thế ngồi an toàn cho mẹ bầu

Thay vì gập bụng khi làm việc hay sinh hoạt, mẹ bầu nên chọn những tư thế an toàn, bảo vệ cột sống và thai nhi được khuyến nghị dưới đây:

  • Ngồi thẳng lưng: Mẹ bầu hãy giữ lưng thẳng, vai buông lỏng tự nhiên, hai bàn chân đặt vững trên sàn, tạo thành góc vuông ở đầu gối. Tư thế này giúp duy trì đường cong sinh lý của cột sống và hạn chế tình trạng đau mỏi lưng.

Ngồi thẳng lưng là tư thế an toàn, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Ngồi thẳng lưng là tư thế an toàn, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

  • Kê gối hoặc đệm lưng khi phải ngồi lâu: Nếu mẹ làm việc văn phòng hay cần ngồi trong thời gian dài, việc sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt sau lưng sẽ hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống, giảm nguy cơ đau lưng hoặc mỏi vai gáy.
  • Tránh tư thế ngồi bắt chéo chân: Mặc dù đây là tư thế phổ biến, nhưng lại cản trở tuần hoàn máu, dễ gây tê chân hoặc phù nề, nhất là ở tam cá nguyệt thứ hai và ba. Mẹ nên giữ hai chân thẳng, thoải mái, không chèn ép lên nhau.
  • Nếu cần cúi người, hãy ngồi xổm thay vì gập bụng: Khi nhặt đồ hoặc cúi xuống, mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngồi xổm với lưng giữ thẳng để giảm áp lực lên vùng bụng dưới và tránh tổn thương cột sống.

Việc duy trì những tư thế ngồi đúng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày và bảo vệ thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. 

Nếu có dấu hiệu đau lưng kéo dài, mẹ nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

3. Lời khuyên giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh

Để hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và áp dụng lối sống khoa học. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia y tế giúp mẹ chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong suốt thai kỳ:

3.1. Khám thai đúng lịch

Tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những bất thường nếu có. Mẹ bầu nên chủ động sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và chăm sóc kịp thời.

Mẹ bầu nên chủ động sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và chăm sóc thai kỳ

Mẹ bầu nên chủ động sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và chăm sóc thai kỳ

3.2. Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất

Chế độ ăn uống của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé yêu. Mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, cá, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám... và nhớ uống đủ nước mỗi ngày.

3.3. Nghỉ ngơi đúng cách

Một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp cơ thể mẹ phục hồi năng lượng, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy tạo thói quen ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, đồng thời lựa chọn tư thế ngủ phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

3.4. Tránh xa các chất có hại

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây ra các biến chứng không mong muốn.

3.5. Giữ tâm lý tích cực, thư giãn

Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém gì sức khỏe thể chất. Mẹ hãy dành thời gian cho những hoạt động giúp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, đi dạo, hoặc đơn giản là trò chuyện với người thân.

3.6. Bổ sung vi chất đúng cách

Theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ có thể cần bổ sung thêm các vi chất quan trọng như axit folic, sắt, canxi… nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa các nguy cơ thiếu hụt trong thai kỳ. Mẹ hãy bổ sung vi chất đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Với những thông tin đã chia sẻ, hi vọng rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bà bầu ngồi gập bụng có sao không. Dù không phải lúc nào ngồi gập bụng cũng gây nguy hiểm, nhưng nếu tư thế gập bụng duy trì thường xuyên, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên chú trọng đến tư thế sinh hoạt hàng ngày, chọn cách vận động an toàn và phù hợp với thể trạng của mình.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu hãy liên hệ Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ tận tình nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ