Tin tức
Bà bầu phù chân có nên đi bộ không và mẹo giảm phù chân hiệu quả
- 11/02/2025 | 10 dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu cần cẩn thận trọng
- 19/02/2025 | Mới có thai có bị đau bụng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai chính xác nhất
- 04/03/2025 | Mang thai IVF có sinh thường được không và những lưu ý để vượt cạn an toàn
- 06/03/2025 | Mang thai mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung, làm cách nào chẩn đoán?
1. Vì sao mẹ bầu bị phù chân? Tình trạng này có nguy hiểm không?
Phù chân là một trong những vấn đề phổ biến ở mẹ bầu. Khi bị phù chân có thể khiến mẹ bầu đi lại vất vả và khó khăn.
Bà bầu thường bị phù chân trong những tháng cuối của thai kỳ
Phù chân hay phù tay khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau của thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối, khi thai phát triển nhanh. Cụ thể, khi thai nhi càng to sẽ càng chiếm nhiều diện tích trong khoang bụng mẹ bầu và dễ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới. Do đó, máu khó bơm từ chi dưới về tim và gây ra tình trạng phù chân, nhất là ở chân và mắt cá chân.
Ngoài ra, hiện tượng phù chân cũng có thể là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của mẹ bầu gây ra, có thể kể đến như đứng quá lâu, thường xuyên đi giày cao gót, ăn nhiều muối, bổ sung không đủ kali hay lao động nặng,...
Nếu phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật nếu kèm theo một số triệu chứng như sau:
- Tình trạng sưng phù chân không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi.
- Đau đầu, tăng huyết áp, tăng cân nhanh, tiểu ít, phù chân kèm theo phù toàn thân gây tức ngực, khó thở, đau ở bên dưới bụng phải.
Nếu phù chân kèm theo những biểu hiện nêu trên, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được xử trí kịp thời, phòng ngừa những nguy cơ rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi.
2. Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Các mẹ bầu thường được khuyên rằng nên đi bộ nhiều để việc sinh đẻ dễ dàng hơn. Vậy nếu bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Nếu phù chân sinh lý do mang thai vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên đi bộ. Đi bộ trong thời kỳ mang thai có thể giúp cho xương khớp dẻo dai, điều hòa huyết áp, ngủ ngon giấc và góp phần giúp chị em vượt cạn dễ dàng, thuận lợi hơn.
Mẹ bầu nên đi bộ để tăng cường lưu thông máu
Không những vậy, dành thời gian đi bộ khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày còn là cách giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và giảm phù chân rất hiệu quả. Thường xuyên đi lại sẽ giúp máu lưu thông đều ở hai chân. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, chị em có thể đi bộ, kết hợp với tập yoga để ngăn ngừa tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy.
3. Mẹo giảm phù chân khi mang thai
Ngoài việc đi bộ, rất nhiều cách có thể giúp mẹ bầu giảm triệu chứng phù chân hiệu quả, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể mà chị em có thể tham khảo:
- Không nên đứng quá lâu.
- Khi ngồi không nên vắt chéo chân mà hãy duỗi thẳng chân để máu được lưu thông dễ dàng hơn.
- Khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể dùng gội kê cao chân.
- Thường xuyên mát-xa chân hoặc tập thể dục bàn chân cả khi đứng và ngồi để cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ phù chân hay tình trạng chuột rút ở chân.
- Đối với những trường hợp thai to, khi ngủ, chị em nên ưu tiên nằm nghiêng bên trái. Đây là cách để giảm nguy cơ thai nhi chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu, phòng ngừa tình trạng phù chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu nên đi những đôi dép thấp để có cảm giác thoải mái nhất. Không nên đi những đôi giày cao gót hay những đôi dép có quai quá chật.
- Chị em cũng cần lưu ý không mắc các bộ đồ bó sát vì quần áp quá chật làm hạn chế khả năng lưu thông máu.
- Nếu trời lạnh, bạn có thể lựa chọn những đôi tất dành riêng cho mẹ bầu. Lưu ý không nên đi những đôi tất quá chật, nhất là những đôi tất bó chặt ở mắt cá chân, bắp chân.
- Thường xuyên luyện tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe,... Đứng và đi bộ trong hồ bơi chính là một trong những cách khá hiệu quả giúp mẹ bầu giảm tạm thời tình trạng sưng phù chân.
- Uống nhiều nước cũng là cách giúp chị em giảm triệu chứng phù chân. Nếu để mất nước, cơ thể sẽ có xu hướng giữ chất lỏng nhiều hơn và khi đó, tình trạng phù chân càng nghiêm trọng hơn. Mỗi thai phụ nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngâm chân với nước ấm trong vòng 10-15 phút trước khi ngủ sẽ giúp chị em cảm thấy thư giãn, lưu thông máu và giảm sưng phù khá hiệu quả.
- Trong điều kiện thời tiết oi bức, chị em nên thực hiện một số biện pháp làm mát cơ thể để giảm nguy cơ phù chân.
- Mẹ bầu cũng cần ăn nhạt hơn.
- Đối với những trường hợp mẹ bầu bị phù chân do thiếu kali, chị em cần bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều kali như cải bó xôi các sản phẩm từ đậu nành, sữa chua,...
- Hạn chế ăn những loại đồ ăn chế biến sẵn vì những món ăn này có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa và có thể khiến cho tình trạng phù nề càng nghiêm trọng hơn.
- Giảm sử dụng cafein để tránh nguy cơ tích nước trong cơ thể.
Mẹ bầu nên đi khám sớm nếu phù chân kèm theo hiện tượng bất thường
Trên đây là những thông tin giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không” và một số mẹo nhỏ giúp chị em cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hiện tượng phù chân cũng có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Do vậy, nếu phù chân kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, chị em nên đi khám sớm.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
