Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Ngày 28/01/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người, nhất là trong xã hội hiện đại nhiều áp lực từ công việc, gia đình. Không ít người nghĩ rằng đây là triệu chứng tâm lý nhất thời, chỉ xảy ra khi căng thẳng, áp lực quá độ. Song thực tế bệnh lý này nguy hiểm hơn chúng ta tưởng, nó có thể diễn tiến đến trầm cảm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh.

1. Góc tư vấn: Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng song ảnh hưởng về lâu dài của nó đến sức khỏe và tinh thần không kém gì những căn bệnh nguy hiểm nhất như ung thư. Nhiều người chủ quan cho rằng, suy nhược thần kinh và triệu chứng của nó chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn khi căng thẳng áp lực quá độ song nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.

suy nhược thần kinh có nguy hiểm không

Suy nhược thần kinh nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não và 1 số khu dưới vỏ não, gây ra ảnh hưởng về tinh thần và sức khỏe. Còn trầm cảm là một loại bệnh tâm lý, đặc trưng là sự ức chế của hoạt động tâm thần. Bệnh nhân trầm cảm luôn ở trạng thái buồn rầu, chán ăn, không có hứng thú làm việc. Tùy vào mức độ bệnh là các rối loạn gặp phải có thể là rối loạn khí sắc, rối loạn nhận thức, rối loạn trí nhớ, kích thích tăng hoặc giảm vận động.

Suy nhược thần kinh nếu không được điều trị, kiểm soát tốt hoàn toàn có thể dẫn đến trầm cảm. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn do đặc điểm tâm sinh lý, công việc và gia đình. Điều đáng lo ngại nhất mà căn bệnh này gây ra là khiến bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát. 

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi suy nhược thần kinh có nguy hiểm không là có, cần đặc biệt lưu ý nếu thấy bản thân mắc phải bệnh lý này.

Trầm cảm khiến không ít bệnh nhân tự tử

 Trầm cảm khiến không ít bệnh nhân tự tử

2. Những ảnh hưởng của suy nhược thần kinh đến sức khỏe

Cả chứng bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm hay các rối loạn tâm lý khác vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ và thực sự quan tâm. Điều này dẫn tới điều trị chậm trễ, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cùng những biến chứng đáng tiếc. 

Dưới đây là 1 số ảnh hưởng mà bệnh nhân gặp phải:

2.1. Nhức đầu

Nhức đầu thường xuất hiện khi một người căng thẳng hoặc làm việc trí não quá độ, việc nghỉ ngơi xoa bóp sẽ giúp triệu chứng này giảm bớt. Nhưng nhức đầu ở bệnh nhân suy nhược thần kinh rất nghiêm trọng, đặc trưng là những cơn đau nhức vùng trán, thái dương và đỉnh đầu. Mức độ đau lớn, đau đột ngột và kéo dài có thể vài giờ đồng hồ đến cả ngày.

Nhức đầu thường xuất hiện khi bệnh nhân xúc động mạnh hoặc cơ thể mệt mỏi. Khi lên cơn đau đầu, người bệnh gần như không thể làm việc, sinh hoạt bình thường được.

2.2. Hội chứng suy nhược kích thích

Hội chứng này khiến người bệnh dễ bị kích thích, khó chịu khi nghe tiếng động, kể cả tiếng động nhỏ. Nếu gặp phải những tiếng động gây khó chịu này, cơ thể người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi.

2.3. Mất ngủ

Bệnh nhân suy nhược thần kinh không thể ngủ được hoặc chất lượng giấc ngủ kém do: ngủ không sâu, hay tỉnh giữa giấc, khó đi vào giấc ngủ, hay nằm mơ,… Giấc ngủ không được đảm bảo khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, không đủ năng lượng cho công việc hàng ngày. 

Mất ngủ khiến bệnh nhân suy nhược thần kinh mệt mỏi, uể oải thường xuyên

Mất ngủ khiến bệnh nhân suy nhược thần kinh mệt mỏi, uể oải thường xuyên

Đặc điểm của chứng bệnh này là dù dùng thuốc an thần hỗ trợ thì trạng thái mất ngủ cũng không được cải thiện đáng kể. Mất ngủ ban đêm nên ban ngày người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ nhưng vẫn không thể ngủ được.

2.4. Rối loạn nội tạng

Suy nhược thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan nội tạng, thường gặp nhất là tim. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng như triệu chứng bệnh tim nhưng khi khám thực thể lại không phát hiện bất thường. 

Các triệu chứng rối loạn thường gặp là hạ huyết áp, mạch đập không đều, nhịp tim nhanh, đau tim, đánh trống ngực.

2.5. Rối loạn thần kinh thực vật

Chức năng thần kinh thực vật suy giảm gây ra nhiều triệu chứng như: tăng tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương, thân nhiệt không ổn định,…

2.6. Triệu chứng tâm thần

Bệnh nhân suy nhược thần kinh bị rối loạn cảm xúc, thay đổi thất thường như: hồi hộp, xúc động, lo lắng, trầm ít nói,… Biến chứng nặng nề hơn đó là trầm cảm, nó khiến người bệnh khó có thể tập trung và hiệu quả học tập, công việc cũng vì thế mà giảm đi.

2.7. Triệu chứng thần kinh

Những triệu chứng thần kinh do suy nhược cũng thường gặp và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như: thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cảm giác, đau mỏi cổ, buốt và đau cột sống,…

Suy nhược thần kinh có thể biểu hiện ra bằng hiện tượng đau buốt cột sống

 Suy nhược thần kinh có thể biểu hiện ra bằng hiện tượng đau buốt cột sống

Những biến chứng, ảnh hưởng này sẽ được kiểm soát nếu suy nhược thần kinh được phát hiện và điều trị tích cực. Vì là bệnh lý tâm thần nên để điều trị bệnh hiệu quả, sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình là điều quan trọng nhất.

3. Làm gì khi bị suy nhược thần kinh?

Khi phát hiện bản thân mắc căn bệnh này, hãy sớm tới gặp bác sĩ tâm lý để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn dựa trên tình trạng bệnh. Hỗ trợ tâm lý vẫn là phương pháp tốt nhất để bệnh nhân có thể tự điều hòa tinh thần,  loại bỏ mệt mỏi stress - nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược thần kinh.

Người bị suy nhược thần kinh nên hạn chế các hoạt động nặng nhọc, suy nghĩ tinh thần tiêu cực và giảm áp lực tinh thần đè nén. Họ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, các nhà khoa học cũng cho biết tư thế nằm nghỉ hoặc ngồi tựa lưng trên giường là tư thế tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát tốt hơn triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh:

  • Ngừng uống rượu bia và các thức uống kích thích thần kinh.

  • Tạo thói quen tập thể dục hoặc vận động cơ thể mỗi ngày, ít nhất 30 phút.

  • Thiền, tập yoga,… để tăng cường sức khỏe tinh thần.

  • Chia sẻ cùng bác sĩ tâm lý hoặc người quen, người thân để giải tỏa tinh thần.

Điều trị tâm lý là cần thiết với bệnh nhân suy nhược thần kinh

Điều trị tâm lý là cần thiết với bệnh nhân suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không thì chắc chắn câu trả lời là có. Hãy nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, cuộc sống của bạn. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ qua hotline 1900565656. Tại đây có chuyên gia Tâm lý sẽ khám, tư vấn, điều trị ngoại trú cho người bệnh suy nhược thần kinh cũng như người gặp phải các vấn đề tâm lý khác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.