Tin tức

Bác sĩ giải đáp tất cả vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Ngày 09/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi nữ giới bước vào độ tuổi sinh sản, một chu kỳ thường kéo dài trong 28 ngày. Nắm rõ các kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về cơ thể mình, cũng có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe sinh sản nếu gặp phải.

1. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Đây là chuỗi quá trình diễn ra liên tục, định kỳ mà người phụ nữ cần trải qua để đảm bảo tốt nhất cho khả năng thụ thai và mang thai. Tùy cơ địa từng người, chu kỳ của kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28 đến 35 ngày, các trường hợp ngắn hoặc dài bất thường có thể do bệnh lý. 

 <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-dua-vao-chu-ky-kinh-nguyet-de-tinh-ngay-tranh-thai-nhanh-ma-de-s195-n18420'  title ='chu kỳ kinh nguyệt'>chu kỳ kinh nguyệt</a> diễn ra liên tục trong cơ thể người phụ nữ

 Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra liên tục trong cơ thể người phụ nữ

Một chu kỳ của kinh nguyệt sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn hành kinh

Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bị bong rồi đào thải ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Lúc này, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện kinh nguyệt chứa máu, dịch nhầy và tế bào niêm mạc tử cung.

Kỳ hành kinh thường kéo dài khoảng 3 - 5 ngày, lượng dịch máu ở mỗi người phụ nữ là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1.2. Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng bắt đầu từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới khi rụng trứng, thường kéo dài 14 - 16 ngày. Lúc này, vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ tiết ra hormone FSH có tác dụng kích thích buồng trứng sản xuất nang trứng.

Có khoảng 5 - 20 nang trứng được sản xuất mỗi lần, mỗi nang chứa 1 trứng chưa trưởng thành. Nhưng thường chỉ có 1 trứng ở 1 nang phát triển trưởng thành để chuẩn bị cho việc thụ tinh, mang thai. Cùng với sự phát triển của nang trứng, niêm mạc tử cung cũng dày lên.

Trứng rụng là giai đoạn cho tinh trùng thụ tinh và tạo phôi thai

Trứng rụng là giai đoạn cho tinh trùng thụ tinh và tạo phôi thai

1.3. Trứng rụng

Khi giai đoạn nang trứng kết thúc, hormone estrogen tăng cao khiến vùng dưới đồi bị kích thích, thúc đẩy tuyến yên tiết hormon LH và FSH. Khi LH tăng cao sẽ kích thích sự rụng trứng, trứng trưởng thành được phóng vào ống dẫn trứng, đưa đến tử cung. 

Trứng sau rụng chỉ tồn tại khoảng 24 giờ, nếu thụ tinh thành công, trứng sẽ di chuyển ngược về tử cung làm tổ và phát triển thành thai. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ tự chết và sau đó bị đẩy ra khỏi cơ thể.

1.4. Giai đoạn hoàng thể

Đây là giai đoạn niêm mạc tử cung bị kích thích dày lên, chuẩn bị sẵn sàng cho trứng đã được thụ tinh quay về làm tổ.

Nếu trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, hormone HCG được tiết ra giúp duy trì giai đoạn hoàng thể này, niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên nhờ progesterone duy trì.

Nếu trứng không được thụ tinh và làm tổ, hoàng thể sẽ tự tao và chết đi, nồng độ progesterone cũng giảm khiến niêm mạc tử cung bong ra. Sau đó sẽ được đưa ra ngoài qua đường âm đạo cùng dịch nhầy và máu, bắt đầu giai đoạn hành kinh của một chu kỳ mới.

 Chu kỳ của kinh nguyệt kết thúc khi trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bong ra

 Chu kỳ của kinh nguyệt kết thúc khi trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bong ra

Như vậy, chu kỳ của kinh nguyệt ở chị em phụ nữ diễn ra khá phức tạp, có sự điều chỉnh của các loại hormone sinh dục quan trọng. Bất cứ rối loạn xảy ra trong quá trình này hoặc vấn đề ở cơ quan liên quan đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.

2. Một số tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể gặp phải

Do nhiều nguyên nhân, chị em phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt với các dấu hiệu khác nhau. Giải pháp khắc phục các tình trạng này như thế nào?

2.1. Vô kinh

Vô kinh là tình trạng người phụ nữ không có kinh nguyệt dù đang trong độ tuổi sinh sản, không phải mang thai hoặc cho con bú. Nguyên nhân gây ra vô kinh rất đa dạng như: tác dụng phụ của thuốc, bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, stress, tập thể thao hoặc lao động quá mức,…

Muốn khắc phục tình trạng này, bạn cần tới bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Khắc phục nguyên nhân sẽ giúp điều trị hiệu quả vô kinh. 

2.2. Kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng chị em bị hành kinh không diễn ra theo chu kỳ như bình thường, có thể quá sớm hoặc quá trễ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do mất cân bằng nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, thai ngoài tử cung, các vấn đề sức khỏe khác.

Nhiều chị em phụ nữ bị kinh nguyệt không đều

Nhiều chị em phụ nữ bị kinh nguyệt không đều

Bạn cũng cần đi khám tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời nếu bị kinh nguyệt không đều. Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn, bạn nên thực hiện lối sống khoa ăn, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập thể thao và kiểm soát stress căng thẳng.

2.3. Rong kinh

Rong kinh cũng là một rối loạn kinh nguyệt thường gặp, khi chị em chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày. Việc chảy máu nhiều ngày khiến người phụ nữ thường bị thiếu máu nặng, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ăn kém, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung.

Để điều trị rong kinh hiệu quả, bác sĩ sẽ phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc bổ sung hormone để cân bằng, viên uống bổ sung sắt hạn chế thiếu máu hoặc phẫu thuật soi tử cung, nong nạo tử cung để tìm nguyên nhân và khắc phục.

Với các trường hợp phụ nữ lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể cắt đốt nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung để điều trị tình trạng này. 

3. Một số dấu hiệu thường gặp trong thời kỳ kinh nguyệt

Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, cơ thể không ngừng thay đổi tăng - giảm tiết hormone. Do đó cơ thể chị em phụ nữ cũng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe khó chịu ở thời điểm nhất định trong chu kỳ như: mệt mỏi, đau đầu, tính khí thất thường,…

Để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu này, việc tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tốt được khuyến cáo.

 <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-bung-kinh-nguyen-nhan-va-bien-phap-giam-dau-hieu-qua-s74-n19917'  title ='Đau bụng kinh'>Đau bụng kinh</a> không phải là tình trạng bất thường

 Đau bụng kinh không phải là tình trạng bất thường

Ngoài ra, thường trước kỳ hành kinh, chị em phụ nữ bị đau bụng kinh do tử cung co bóp mạnh. Ở nhiều người, cơn đau mức độ nặng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt. Thông thường các giải pháp chườm ấm, massage bụng, dùng thảo dược hoặc thực phẩm phù hợp sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Trường hợp đau bụng kinh nặng hơn có thể cần can thiệp thuốc giảm đau, tuy nhiên cần lưu ý dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra liên tục trong cơ thể người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để đảm bảo khả năng mang thai và sinh con. Nếu gặp vấn đề bất thường nào về chu kỳ kinh nguyệt, nên sớm kiểm tra, thăm khám và khắc phục. 

Mọi thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt và các rối loạn, bệnh lý liên quan, bạn đọc hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ