Tin tức
Bác sĩ giải đáp: Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm?
- 11/05/2022 | Cách khắc phục dậy thì muộn ở thanh thiếu niên cha mẹ cần lưu ý
- 17/09/2022 | Độ tuổi dậy thì của nữ giới là khi nào? Biểu hiện ra sao?
- 18/04/2023 | Bệnh tim ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
1. Dậy thì sớm là gì?
Để biết trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm thì chúng ta cùng sơ lược dậy thì sớm là gì. Hiểu đơn giản thì dậy thì sớm là khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của sự trưởng thành, hay còn gọi là đặc tính sinh dục (trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai).
Nguyên nhân gây dậy thì sớm đa phần vô căn, một số nguyên nhân khác được cho là tác động đến như các bệnh lý về thần kinh, nội tiết. Ngoài ra, dậy thì sớm cũng có thể do di truyền, huyết thống, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh,…
Dậy thì sớm, dù là ở bé trai hay bé gái thì cũng tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro và tác hại. Vì vậy mà bố mẹ không được chủ quan với các dấu hiệu dậy thì sớm ở con em mình để kịp thời có những biện pháp can thiệp, điều trị, hạn chế tối đa các ảnh hưởng.
Trẻ có các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi dậy thì trung bình gọi là dậy thì sớm
2. Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm?
Thực ra không khó để bố mẹ nhận biết con em mình đang bị dậy thì sớm. Vậy trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm? Đó là khi bé gái xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi, còn với bé trai thì là trước 9 tuổi. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Bé gái bị đau ngực, vú phát triển và sau đó 2 - 3 năm thì xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
- Bé trai có tinh hoàn và dương vật to lên. Kèm theo đó là cơ bắp phát triển, giọng nói trầm hơn và râu lún phún.
- Mọc lông nách và lông mu.
- Da mặt nổi mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.
- Có mùi cơ thể.
- Chiều cao và cân nặng tăng nhanh.
Trẻ dậy thì sớm trông cao lớn hơn bạn bè đồng trang lứa
3. Trẻ dậy thì sớm có ảnh hưởng gì không?
Ngoài thắc mắc trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm thì rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết dậy thì sớm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nào.
Ảnh hưởng chiều cao
Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao “nhỉnh” hơn so với bạn bè. Nhưng quá trình phát triển này lại kết thúc sớm hơn so với trẻ dậy thì đúng độ tuổi. Chính vì vậy mà khi trưởng thành, trẻ dậy thì sớm sẽ bị hạn chế về chiều cao. Nếu bố mẹ không có giải pháp can thiệp sẽ khiến bé bị thấp bé, ảnh hưởng đến ngoại hình và cơ hội nghề nghiệp.
Ảnh hưởng tâm lý
Trẻ dậy thì sớm sẽ cảm nhận được cơ thể mình có sự khác biệt so với bạn bè. Điều này khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại ngùng và xấu hổ. Ngoài ra, do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể nên trẻ sẽ có xu hướng nhạy cảm, khép mình, ít chịu giao tiếp. Một số trẻ còn cảm thấy khó chịu, dễ tức giận, cáu gắt.
Dậy thì sớm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ
Ảnh hưởng đến học tập
Những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ dậy thì sớm nếu không được bố mẹ đồng hành, chia sẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tình trạng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập bởi trẻ không đủ sức khỏe và tinh thần để tập trung vào việc học.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Do cơ thể tăng cường sản xuất hormone sinh dục nên trẻ có xu hướng yêu sớm và quan hệ tình dục sớm. Trong khi đó kiến thức giới tính lại hạn chế nên rất dễ để lại hậu quả là mắc bệnh tình dục, mang thai ở độ tuổi vị thành niên, nạo phá thai,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Bên cạnh đó, một số trẻ dậy thì sớm do mắc các bệnh lý như nang buồng trứng, u buồng trứng, u tuyến yên, u tuyến thượng thận, u trong tế bào tạo tinh trùng,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể khiến trẻ đánh mất cơ hội làm bố mẹ trong tương lai.
4. Điều trị và phòng ngừa trẻ dậy thì sớm
Bố mẹ cần đưa con đi khám nếu nhận thấy các dấu hiệu của dậy thì sớm, đồng thời, tích cực phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ để bảo vệ sức khỏe và tương lai của con em.
Điều trị
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà bác sĩ có giải pháp điều trị phù hợp. Nếu dậy thì sớm do bệnh lý thì sẽ tập trung vào điều trị bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét đến các mục tiêu điều trị khả thi, những phương án điều trị khác nhau và giải thích về các rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc đồng vận LHRH hoặc GnRH (GnRHa). Loại thuốc này gây ra tác động sinh học lên tuyến yên, cắt đứt liên lạc giữa não và các tuyến sinh dục, dừng sản xuất hormone giới tính, từ đó chậm lại hoặc ngừng sự phát triển của bệnh dậy thì sớm.
Nên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi có dấu hiệu dậy thì sớm
Phòng ngừa
Các biện pháp phòng ngừa trẻ dậy thì sớm thật ra rất đơn giản, bố mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây, sữa chua,… Hạn chế cho bé ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp hay thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Khuyến khích trẻ vui chơi và vận động ngoài trời để vừa phòng ngừa béo phì, vừa tốt cho sự phát triển của xương khớp và chiều cao. Nếu có thể, cho bé chơi các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông,…
- Tránh cho bé tiếp xúc với mỹ phẩm hoặc sử dụng thực phẩm chức năng một cách “vô tội vạ”. Đồng thời, không tự ý cắt sữa của con vì quan điểm sai lầm là uống sữa tươi có thể gây dậy thì sớm.
- Trang bị cho con kiến thức về giới tính, về những thay đổi tâm sinh lý con có thể gặp phải khi bước vào độ tuổi dậy thì để trẻ có sự chuẩn bị vững vàng nhất.
- Cho bé khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo bé có sức khỏe tốt và phát triển đúng chuẩn. Nếu có bất thường thì cũng được can thiệp kịp thời, phòng tránh biến chứng.
Mong rằng chia sẻ trên đây giúp bạn biết được trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hoặc có nhu cầu đưa con đến khám sức khỏe, có thể lựa chọn Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Quý khách cũng có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám trước tại các cơ sở, chi nhánh của MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!