Tin tức

Bác sĩ Nha khoa chỉ rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tụt nướu

Ngày 10/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tụt nướu là tình trạng cơ của nướu khiến nướu bị kéo trở lại từ bề mặt răng, làm lộ ra bề mặt chân răng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tụt nướu là do vệ sinh răng miệng kém, nếu không khắc phục tốt để bệnh kéo dài thì có thể dẫn tới ê buốt, mất răng. Vậy dấu hiệu của bệnh tụt nướu là gì?

1. Dấu hiệu của bệnh tụt nướu dễ nhận biết

Tụt nướu là một loại bệnh nha chu thường gặp, khi nướu bảo vệ chân răng di chuyển sâu xuống dưới phía cuống răng, khiến phần thân và chân răng bị hở ra ngoài. Tụt nướu có thể chỉ xảy ra ở 1 vài răng hoặc cả hàm, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Dấu hiệu của bệnh tụt nướu

Tụt nướu là bệnh nha chu khá thường gặp

Tụt nướu có thể nhìn thấy được nếu phần răng bị tụt nướu nằm phía ngoài, nhiều trường hợp không nhìn thấy được do lợi che phủ ngoài, chỉ phát hiện khi kiểm tra độ bám dính của biểu mô bằng cây thăm dò quanh răng.

Những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tụt nướu bao gồm:

  • Lợi sưng đỏ, có cảm giác đau nhức, khó chịu.

  • Hơi thở có mùi khó chịu mặc dù đã vệ sinh răng miệng tốt.

  • Sau khi dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, đôi khi xảy ra cả khi mảnh vụn thức ăn dắt vào khe răng.

  • Răng lung lay, nướu bị rút lại thấy rõ.

  • Đau ở nướu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường vùng nướu bị tụt sưng đỏ hơn so với các vùng nướu bên cạnh.

  • Lộ chân răng có màu trắng ngà, không bóng chắc như phần răng bình thường.

Tụt nướu làm lộ phần chân răng có màu khác thường

Tụt nướu làm lộ phần chân răng có màu khác thường

Cần kiểm tra hiện tượng tụt nướu ở cả hàm răng, ban đầu nó có thể chỉ xuất hiện ở 1 vài răng khiến triệu chứng chưa rõ ràng. Song càng kéo dài thì tụt nướu càng nhiều và càng ảnh hưởng đến độ bền chắc của răng.

2. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây tụt nướu

Tụt nướu là bệnh nha chu rất thường gặp, bệnh dễ dàng tái phát trở lại sau điều trị và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không loại bỏ được nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu gây tụt nướu là do vệ sinh răng miệng chưa tốt, ngoài ra có thể do bệnh lý, sang chấn và có trường hợp nhiều nguyên nhân kết hợp gây bệnh lý phức tạp.

2.1. Nguyên nhân gây tụt nướu

Những nguyên nhân dẫn đến tụt nướu bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

  • Viêm nha chu: Mô lợi nướu và các tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy, dẫn đến tụt nướu ở chân răng.
  • Viêm quanh răng và sâu răng: Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt nướu.
  • Cao răng: Cao răng tích tụ theo thời gian bám chắc vào chân răng và các kẽ răng, nếu không được loại bỏ kịp thời, theo thời gian nó sẽ tích tụ gây tụt nướu và chảy máu chân răng.

Nguyên nhân sinh lý

Tỉ lệ mắc bệnh tụt nướu gia tăng theo độ tuổi, chỉ khoảng 8% trẻ em mắc căn bệnh này trong khi tỉ lệ mắc bệnh lên tới 100% ở người trên 50 tuổi.

Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh tụt nướu càng cao

Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh tụt nướu càng cao

Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, đặc biệt ở nữ giới là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đường miệng nói riêng dễ phát triển gây bệnh hơn.

Nguyên nhân sang chấn

Mặc dù răng là hệ thống khá cứng chắc song với lực tác động mạnh và không đúng cách có thể làm tổn thương răng hoặc các tổ chức quanh răng, gây ra nhiều vấn đề trong đó có bệnh tụt nướu. Những nguyên nhân sang chấn gây tụt nướu gồm:

  • Sang chấn khớp cắn do khớp cắn sai, làm tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ dẫn đến tụt nướu.

  • Kỹ thuật chải răng sai gây mòn nướu, dần dần theo thời gian khiến nướu mỏng và thấp dần.

  • Răng bị xô lệch tác động xấu đến xương và lợi của bản thân răng xô lệch lẫn các răng bên cạnh gây tụt nướu.

  • Thói quen xấu: hút thuốc lá, ăn thực phẩm quá cay nóng, nghiến răng khi ngủ.

2.2. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tụt nướu

Mức độ mòn tụt nướu cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi đặc điểm răng và khung răng như: góc của chân răng trong xương, vị trí của răng trên cung hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng. Ngoài ra, còn các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tụt nướu hoặc khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Mô quanh răng mỏng.

  • Teo mô quanh răng ở người già.

  • Phanh niêm mạc bám cao gây ra sự co kéo lợi tự do khi ăn nhai, kết quả khiến thức ăn bị dắt ở chân răng, dễ bong nướu khi ăn nhai và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Tụt nướu có thể do vị trí sai khớp cắn hoặc vị trí của răng

Tụt nướu có thể do vị trí sai khớp cắn hoặc vị trí của răng

Tụt nướu không khó điều trị song cần khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh để giảm nguy cơ tái phát và kéo dài bệnh.

3. Điều trị bệnh tụt nướu như thế nào?

Bác sĩ nha khoa sẽ cần chẩn đoán tình trạng tụt nướu và các vấn đề và bệnh lý nha chu liên quan, dựa trên các xét nghiệm về thể chất, xét nghiệm thăm dò nhanh chóng. Với tình trạng tụt nướu nhẹ, điều đầu tiên cần thực hiện là làm sạch sâu bên trong các khu vực bị ảnh hưởng bao gồm chân răng, nướu răng bị tụt và các răng xung quanh. Cần loại bỏ các mảng bám và cao răng hình thành trên răng cũng như bề mặt chân răng dưới nướu. 

Nếu có tình trạng viêm nhiễm nặng, xuất hiện vết thương hở bên cạnh tụt nướu, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. 

Nếu tụt nướu nặng, gây mất quá nhiều xương và túi nướu thì phương pháp làm sạch sâu sẽ không đem lại hiệu quả, cần phải phẫu thuật khắc phục những tổn thương nặng này. Những phương pháp phẫu thuật thường áp dụng gồm:

Giảm độ sâu của túi nha

Nha sĩ sẽ thực hiện gấp, bọc lại các mô nướu bị tụt, loại bỏ vi khuẩn có hại, vặn chặt các mô nướu ở vị trí trên chân răng. Từ đó, các túi nướu sẽ được loại bỏ hoặc giảm kích thước.

Tái tạo răng

Khi tụt nướu khiến cho một phần xương răng bị phá hủy, nha sĩ cần thực hiện phẫu thuật cải tạo lại phần xương và mô bị mất này. Đầu tiên vẫn cần gấp, bọc lại các mô nướu và loại bỏ vi khuẩn, sau đó sử dụng vật liệu tái tạo như mô ghép, tấm màng hoặc protein kích thích mô. 

Cần tái tạo lại răng nếu tụt nướu gây hỏng xương răng

Cần tái tạo lại răng nếu tụt nướu gây hỏng xương răng

Sau điều trị, cần kiểm soát và phòng ngừa tụt nướu bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Bên cạnh đó, cần đi khám nha sĩ và làm sạch mảng bám cao răng định kỳ 6 tháng/lần, nếu tiếp tục thấy dấu hiệu của bệnh tụt nướu cần đi khám và điều trị sớm.

Tuy việc điều trị tụt nướu không quá phức tạp nhưng vẫn cần đến đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ nhất của răng. Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng.

Bệnh viện sở hữu:

  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm trong nghề.

  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

  • Các dịch vụ thăm khám và điều trị đề thực hiện theo quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ.

Để được tư vấn chi tiết hơn, liên hệ 1900 56 56 56 - hotline sức khỏe của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.