Tin tức
Bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh mộng du hiệu quả
- 07/05/2022 | Góc giải đáp: Mất ngủ nhiều có nên đi khám?
- 05/05/2022 | Góc giải đáp: hiện tượng mất ngủ hậu Covid kéo dài bao lâu?
- 03/04/2022 | Cách cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ hậu Covid
1. Hiểu thế nào về chứng mộng du?
Hiện tượng mộng du có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất vẫn là trẻ em với triệu chứng đặc trưng và tè dầm vào ban đêm. Nặng hơn, chứng mộng du khiến người bệnh có nhiều hành động khi đang ngủ nhưng không có ý thức về chứng như: đi qua đi lại, uống nước, trò chuyện,...
Mộng du không phải là bệnh hiếm gặp
Do ở trạng thái mộng du nên người bệnh thường không nhớ mình đã thực hiện hành động gì khi ngủ, song gây ảnh hưởng tới sức khỏe và phiền toái cho những người xung quanh. Hơn nữa, không ít người khi bị mộng du có xu hướng tự gây tổn thương cho chính mình khi cầm nắm các vật sắc nhọn, trèo ra ngoài cửa sổ hay đi ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến chứng bệnh mộng du, phổ biến có thể kể tới như: nguyên nhân di truyền, căng thẳng, ngủ không đủ giấc, sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc kháng histamin, không có giờ ngủ cố định, thiếu ngủ nhiều, động kinh, rối loạn đa nhân cách, hội chứng chân không nghỉ, chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn,...
Người bị mộng du có thể làm ra chuyện nguy hiểm khi ngủ
Thực tế mộng du không phải là chứng bệnh nguy hiểm, song do không nhận thức được mọi việc mình làm khi bị mộng du nên người bệnh có thể tự gây tổn thương cho chính mình cũng như những người xung quanh. Ngoài ra, mộng du cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe của người bệnh lâu dài nên cần sớm điều trị.
2. Bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh mộng du hiệu quả
Chứng mộng du có thể được cải thiện bằng lối sống lành mạnh, tuy nhiên nhiều trường hợp sẽ phải can thiệp điều trị với thuốc hoặc các phương pháp đặc biệt. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết về các phương pháp chữa chứng bệnh mộng du:
2.1. Chữa bệnh mộng du bằng lối sống
Hiện tượng mộng du liên quan nhiều đến chất lượng giấc ngủ, điều kiện không gian khi ngủ nên có thể cải thiện chứng bệnh này bằng các thói quen sau.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Mệt mỏi và thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mộng du, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất nên cần cải thiện những yếu tố này đầu tiên. Hãy tạo cho bản thân thói quen ngủ đủ giấc, cố định giờ hàng ngày.
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, có thể thư giãn để chất lượng giấc ngủ tốt hơn và bạn có thể ngủ sâu giấc hơn bằng việc nghe nhạc, đốt hương trầm, tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử, để đèn mờ, tắm bằng nước ấm, ngồi thiền,...
Giảm căng thẳng nếu mộng du có liên quan đến tình trạng này
Giảm bớt căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng quá mức làm tăng nguy cơ mắc chứng mộng du và khiến chứng bệnh này ở người mắc trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể giải tỏa căng thẳng bằng nhiều cách như: tập yoga, thiền, dành thời gian trò chuyện với những người thân,...
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn là biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Vận động thể chất nhiều hơn giúp giải tỏa căng thẳng, người bệnh bị mộng du dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, không nên tập thể dục hay vận động thể chất mạnh vào thời gian quá sát giờ đi ngủ, nhất là khi tập các bài nặng, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi và dễ mộng du hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Những chất dinh dưỡng sau có tác động rất lớn đến giấc ngủ, hãy bổ sung nhiều hơn nếu bạn đang bị mộng du hoặc bị rối loạn giấc ngủ khác:
-
Canxi: bổ sung từ các nguồn thực phẩm như phô mai, yogurt, sữa, trà xanh,...
-
Magie: có trong các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,...
-
Omega-3: cá là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào, rất cần thiết cho sức khỏe cũng như giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Khẩu phần ăn mỗi tuần ít nhất 1 bữa cá hồi hoặc cá ngừ được các chuyên gia khuyên dùng cho người đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
-
Trà thảo mộc: Có tác dụng đưa cơ thể bạn đi vào trạng thái thư giãn, từ đó dễ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, tiêu biểu như trà hoa cúc, trà lạc tiên, trà rễ cây nữ lang,...
Tăng cường thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ để giảm mộng du
2.2. Chữa bệnh mộng du bằng thuốc
Trong các trường hợp nhẹ, hầu hết mộng du sẽ được cải thiện hay thậm chí chữa khỏi bằng biện pháp thay đổi lối sống đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người bị mộng du kéo dài, gây cảm giác mệt mỏi liên tục vào ban ngày thì bác sĩ có thể kê một số loại thuốc có tác dụng tốt hơn gồm:
-
Prosom: thuốc an thần có tác dụng tốt, giúp cho giấc ngủ của bạn sâu và dễ dàng hơn, ít thức giấc vào giữa đêm.
-
Trazodone: thuốc chống trầm cảm, làm tăng mức serotonin trong não, giảm lo âu và các rối loạn liên quan đến giấc ngủ.
-
Klonopin: thuốc có tác dụng làm dịu dây thần kinh não bộ, cũng thường chỉ định để điều trị động kinh và các cơn hoảng loạn. Khi sử dụng thuốc, hoạt động của điện trong não cũng giảm, từ đó giảm dần tần suất bị mộng du.
Như vậy, có rất nhiều phương pháp để điều trị mộng du, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào để hướng dẫn điều trị phù hợp. Mặc dù không nguy hiểm lớn nhưng hành động vô thức khi mộng du gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh, do vậy cần chủ động điều trị sớm.
Điều trị mộng du sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh
Những cách chữa bệnh mộng du trên cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!