Tin tức
Bác sĩ tư vấn: Sốt xuất huyết có được đắp chăn không?
- 19/12/2024 | Sau khi tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không và cách xử trí nếu bị sốt?
- 23/12/2024 | Sốt xuất huyết có ăn được thịt gà không? Nên chế biến như thế nào?
- 24/12/2024 | Sốt xuất huyết nên kiêng gì để tránh biến chứng và sớm khỏi bệnh
1. Nguyên nhân và triệu chứng sốt xuất huyết
Trước khi giải đáp “sốt xuất huyết có được đắp chăn không”, MEDLATEC sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản để bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như một số triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue với 4 chủng gây bệnh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh thường lây truyền qua đường muỗi đốt, chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti hay muỗi vằn. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch, nhất là vào thời điểm mùa mưa, giao mùa,... khi muỗi có điều kiện sinh sôi phát triển. Hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nên cách phòng tránh sốt xuất huyết tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
Thông thường sau khi bị virus gây bệnh xâm nhập, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh khoảng 3 đến 7 ngày. Ở thời kỳ này, bệnh nhân thường không có biểu hiện rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh thông thường, đặc biệt là cảm cúm.
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường gặp phải những triệu chứng như sau:
+ Sốt cao, tình trạng sốt có thể kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày.
Sốt cao là biểu hiện của sốt xuất huyết
+ Đau đầu, nhức và đau ở hốc mắt, các cơ đau nhức, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, phát ban hay nổi mẩn đỏ,....
+ Rong kinh, đau tức ngực, khó thở,... Thậm chí, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị sốc dẫn đến tình trạng mất máu, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, hôn mê,...
Một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khá rõ ràng và có thể nhận biết sớm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bệnh diễn biến âm thầm và đột ngột trở nặng, nếu không được xử trí sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
2. Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết
Nếu có biểu hiện sốt xuất huyết, bạn nên đến các cơ sở y tế để dược thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị tại viện hay điều trị tại nhà theo.
Hiện nay, chưa có biện pháp đặc trị đối với sốt xuất huyết. Mục tiêu của các phương pháp điều trị thường là điều trị theo triệu chứng bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Chẳng hạn như hạ sốt bằng cách dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, chườm ấm và mặc quần áo rộng rãi, bổ sung nước và điện giải,...
Người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động, uống nước và dung dịch Oresol, ưu tiên ăn những loại thức ăn mềm lỏng, bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như thịt cá, trứng sữa.
Lưu ý, dù điều trị tại nhà nhưng bệnh nhân vẫn không nên chủ quan và thường xuyên xét nghiệm tiểu cầu để theo dõi tình trạng giảm tiểu cầu và nhập viện điều trị trong những trường hợp khẩn cấp. Có thể thực hiện lấy mẫu tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện.
3. Sốt xuất huyết có được đắp chăn không?
Rất nhiều người thắc mắc “sốt xuất huyết có được đắp chăn không”. Câu trả lời là người bệnh có thể đắp chăn nhưng không nên đắp chăn dày mà chỉ nên đắp chăn mỏng vừa và thoáng khí. Bạn nên lựa chọn những loại chăn được làm từ cotton để tránh tính trạng quá nóng, đảm bảo lưu thông không khí tốt và hạn chế đổ mồ hôi.
Người bệnh có thể đắp chăn nhưng không dùng chăn quá dày
Khi đắp chăn, bệnh nhân cũng cần chú ý không đắp chăn kín người hoặc đắp chăn quá dày. Nguyên nhân là người bệnh thường sốt cao đột ngột và nếu như để người bệnh đắp chăn quá kín sẽ gây thoát nhiệt kém, làm tăng thân nhiệt, gây đổ mồ hôi. Điều này khiến những triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng và bệnh sốt xuất huyết lâu khỏi hơn.
4. Một số thắc mắc khác về bệnh sốt xuất huyết
Ngoài thắc mắc “sốt xuất huyết có được đắp chăn không”, bệnh nhân còn rất nhiều những câu hỏi cần được giải đáp về quá trình điều trị căn bệnh này. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp và lời giải đáp chi tiết:
- Bị sốt xuất huyết có được tắm không:
Bệnh nhân có thể tắm nhưng cần tắm bằng nước ấm và tắm thật nhanh, tuyệt đối không ngâm mình dưới nước và không tắm bằng nước lạnh. Với những trường hợp bị hạ tiểu cầu thì không nên kỳ cọ mạnh khi tắm để tránh nguy cơ chảy máu dưới da. Tốt nhất chỉ nên dùng khăn ấm lau người.
- Người bệnh có thể gội đầu không?
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên cụ thể vì không phải giai đoạn nào bệnh nhân cũng có thể gội đầu, nhất là khi sốt cao hay khi đang điều trị tại viện. Với các trường hợp sức khỏe ổn định thì bệnh nhân có thể gội đầu. Lưu ý chỉ gội nhanh, gội nhẹ nhàng bằng nước ấm để tránh gây xuất huyết dưới da. Sau khi gội thì cần sấy tóc để phòng nguy cơ nhiễm lạnh.
- Bệnh nhân có phải kiêng gió không?
Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với gió trời để hạn chế nguy cơ co các mạch ngoài da, tăng nguy cơ gặp các bệnh lý do do thắt mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên và vẫn có thể dùng quạt điện với điều kiện cần điều chỉnh mức gió phù hợp.
- Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
Nếu người bệnh không thể tự uống nước và xuất hiện những biểu hiện thiếu nước thì có thể được chỉ định truyền dịch. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà mà cần thực hiện phương pháp này tại các cơ sở y tế. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao và xử trí nếu có bất thường nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Khách hàng sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC
Trên đây là một số thông tin về bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là lời giải đáp câu hỏi “sốt xuất huyết có được đắp chăn không” và một số thắc mắc khác. Lời khuyên cho bạn là hãy đến cơ sở y tế nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Hệ thống Y tế MEDLATEC để biết chính xác mình có bị bệnh hay không.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám tại viện hay đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!