Tin tức
Sốt xuất huyết nên kiêng gì để tránh biến chứng và sớm khỏi bệnh
- 01/07/2023 | Mách bạn địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết Thái Bình cho kết quả tin cậy
- 23/10/2024 | Phòng và điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em chuẩn y khoa
- 22/11/2024 | Tìm hiểu dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết miền Tây
- 24/12/2024 | Sốt xuất huyết có ăn được thịt gà không? Nên chế biến như thế nào?
1. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết do virus dengue và lây truyền qua đường muỗi đốt, chủ yếu là loại muỗi vằn Aedes aegypti. Giao mùa hoặc khí hậu nóng ẩm là điều kiện tốt để muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó, đây chính là thời điểm dịch sốt xuất huyết dễ dàng bùng phát.
Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Thoát huyết tương nặng gây giảm khối lượng tuần hoàn và đây chính là lý do dẫn đến sốc sốt xuất huyết, tăng nguy cơ tử vong.
- Chảy máu cam nặng, rong kinh nghiêm trọng, thậm chí gây xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường nội tạng, gây đông máu rải rác lòng mạch.
Bệnh lây qua đường muỗi đốt có nguy cơ tiến triển nhanh và bùng phát thành dịch
- Người bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng khi là những đối tượng như hạ sốt bằng thuốc như aspirin, ibuprofen, người bệnh dùng corticoid, người bệnh bị viêm gan mạn tính, bị viêm loét dạ dày tá tràng,...
- Suy tạng nặng.
- Người bệnh bị suy gan cấp, men gan tăng cao.
- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác.
- Suy tim.
2. Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì?
Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần kiêng một số vấn để để phòng nguy cơ bệnh trở nặng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Vậy người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì?
2.1. Những thực phẩm nên kiêng
Ngoài những thực phẩm nên ăn để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, người bệnh sốt xuất huyết cũng nên kiêng những loại thực phẩm dưới đây:
- Không nên ăn những thực phẩm có màu đậm để hạn chế gây ảnh hưởng đến màu phân, gây khó khăn khi phân biệt phân có lẫn máu hay thay đổi màu sắc do thực phẩm. Bên cạnh đó, khi người bệnh nôn ra dịch thâm đen cũng sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt nguyên nhân là xuất huyết tiêu hóa hay do màu sắc của thực phẩm.
- Không ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ để hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể càng cảm thấy mệt mỏi và hệ tiêu hóa cũng sẽ gặp nhiều áp lực để xử lý chất béo nạp vào cơ thể. Thay vào đó, bệnh nhân nên chế biến các món ăn bằng phương pháp luộc, hấp.
Người bệnh không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ
- Không nên ăn những thực phẩm cứng và khó tiêu hóa để tránh khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Bạn nên cho người bệnh ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ ăn và dễ tiêu hóa. Đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Tránh chất kích thích để phòng ngừa việc kích ứng tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng gan,....
2.2. Những thói quen sinh hoạt nên kiêng khi bị sốt xuất huyết
Nếu bạn thắc mắc “sốt xuất huyết nên kiêng gì” thì những thực phẩm nên kiêng chưa phải là câu trả lời đầy đủ mà người bệnh cũng cần phải thực hiện một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Kiêng xông hơi, cạo gió: Giảm tiểu cầu là vấn đề thường gặp ở người bệnh sốt xuất huyết, chính vì thế, không nên cạo gió cho người bệnh để tránh nguy cơ bị xuất huyết dưới da khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên xông hơi để tránh giãn mạch máu, tăng nguy cơ mất nước.
- Không tự ý truyền nước tại nhà: Việc truyền dịch chỉ được bác sĩ yêu cầu khi cần thiết và cần thực hiện tại viện dưới sự giám sát của nhân viên y tế để hạn chế tình trạng truyền dịch quá mức, dẫn tới những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc, chẳng hạn như thuốc hạ sốt hay giảm đau, thuốc aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid, các loại thuốc kháng sinh: Chỉ dùng những loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, một số biện pháp hạ sốt mà người bệnh có thể áp dụng là mặc quần áo rộng rãi, chườm khăn ấm lên trán,...
Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc điều trị bệnh
- Tránh tắm, gội bằng nước lạnh. Người bệnh nên dùng khăn ấm để lau người để làm sạch cơ thể mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với gió trời và nằm điều hòa hay nằm gần quạt. Nguyên nhân là khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường sốt cao, rét run, giãn nở các mạch máu. Khi tiếp xúc với gió lạnh, các mạch máu ngoại vi có thể co lại đột ngột, gây nên các hậu quả do thiếu máu cục bộ cấp.
- Tránh để muỗi đốt để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh hay bùng phát dịch bệnh. Áp dụng các biện pháp tiêu diệt muỗi như phát quang bụi rậm, dọn dẹp nhà cửa, đậy nắp các dụng cụ chứa nước,...
- Tránh vận động mạnh mà chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Lúc này cơ thể của người bệnh đang rất yếu, nếu hoạt động quá sức có thể dẫn đến mất nước, đau đầu mệt mỏi và suy nhược cơ thể, từ đó, bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết nên kiêng gì để phòng ngừa nguy cơ biến chứng và để người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nếu thấy người bệnh có những biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu xử trí kịp thời. Bệnh sốt xuất huyết có thể đột ngột trở nặng và tăng nguy cơ tử vong.
Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC
Nếu còn thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại viện hay đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!