Tin tức

Bạch hoa xà và những công dụng chữa bệnh từ loại cây này

Ngày 22/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bạch hoa xà thuộc nhóm thực vật thân thảo, ứng dụng khá phổ biến trong Đông y. Trong dân gian, người ta thường dùng loại cây này để chữa chứng bệnh ngoài da. Nếu không nắm rõ đặc điểm bên ngoài, bạn rất dễ nhầm lẫn loại cây này với các loại cỏ khác. Vậy tác dụng chính của cây bạch hoa xà gì? Cần lưu ý gì khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ loài thực vật này? 

1. Tìm hiểu chung về cây bạch hoa xà

Bạch hoa xà là loài thực vật thuộc nhóm thân thảo, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. 

1.1. Đặc điểm hình thái

Với bạch hoa xà, từ phần thân xuống phần rễ thường xuất hiện các nốt sần sùi. Thân cây nhỏ và chỉ cao trung bình 30cm đến 60cm, lá cây mọc chéo nhau. Mỗi chiếc lá đều kèm theo tai và ôm sát vào phần thân. 

Hình ảnh bạch hoa xà mọc trong tự nhiên

Hình ảnh bạch hoa xà mọc trong tự nhiên

Hoa của loài cây này sở hữu màu trắng đặc trưng, mọc thành từng khóm tập trung tại khu vực phía ngọn cây và nách lá. Mỗi bông hoa đều kèm theo phần lông phủ màu trắng, từng bông hoa nhỏ lại tiếp tục kết thành tràng lớn hơn. 

Bạch hoa xà nở hoa quanh năm. Tuy nhiên, vào giai đoạn tháng 5 đến tháng 6 chính là thời kỳ mà hoa nở rộ nhiều nhất. Một bông hoa thường mọc trung bình 5 đến 6 cánh, nhìn khá đẹp mắt. 

1.2. Khu vực sinh sống

Bạch hoa xà có khả năng thích nghi với đa dạng điều kiện khí hậu nhưng cây thường mọc chủ yếu tại khu vực nhiệt đới. Loại cây này tập trung số lượng lớn tại Ấn Độ, Malaysia và các khu vực sở hữu đặc điểm khí hậu tương tự. 

Cây bạch hoa xà sinh trưởng mạnh tại vùng thời tiết nhiệt đới

Cây bạch hoa xà sinh trưởng mạnh tại vùng thời tiết nhiệt đới

Tại Việt Nam, cây bạch hoa xà phát triển khá mạnh bởi đặc điểm khí hậu nóng ẩm gần như quanh năm. Cây phần lớn mọc tự nhiên, không cần chăm bón mà vẫn sinh trưởng tốt. 

2. Công dụng trị bệnh của bạch hoa xà

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng trong cây bạch hoa xà chứa đến hơn 170 hợp chất. Bao gồm một nhóm chất chủ đạo như iridoid (chứa 32 chất), flavonoid (chứa 26 chất), anthraquinone (chứa 24 chất), phenolic (chứa 26 chất). Cùng với đó là khoảng 50 loại tinh dầu dễ bay hơi, 13 hợp chất thuộc nhóm khác. 

Thành phần trong bạch hoa xà giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u 

Thành phần trong bạch hoa xà giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u 

Một số nghiên cứu chuyên sâu trên động vật cho thấy loài thực vật này có khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư, cân bằng miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ hệ thần kinh, điều trị một số chứng bệnh da liễu. 

  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Theo phân tích thành phần thì bạch hoa xà chứa đến 32 chất thuộc nhóm iridoid, 24 chất thuộc nhóm anthraquinone, 26 chất thuộc nhóm anthraquinone,... Chúng đều là những hợp chất có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của khối u, kìm hãm sự phát triển của tế bào, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình di căn. 

  • Cân bằng hệ miễn dịch: Hơn 20 hợp chất flavonoid được chứng minh là có khả năng kích thích sản sinh của tế bào bạch cầu. Từ đó tham gia vào quá trình cân bằng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với bệnh tật. 

  • Kháng viêm: Hàng loạt hợp chất trong nhóm flavonoid và iridoid đều tham gia tích cực vào quá trình ức chế sản sinh cytokine (một chất gây viêm nhiễm), tạo xúc tác cho phản ứng oxi hóa khử. 

  • Bảo vệ hệ thần kinh: Cả flavonoid và iridoid đều có khả năng tham gia tăng cường hàng đầu bảo vệ cho hệ thần kinh. 

Cả phần rễ và phần lá đều thích hợp sử dụng làm thuốc. Nhưng trong phần lớn các bài thuốc thì rễ tươi được sử dụng nhiều hơn. Bạch hoa xà phơi khô vẫn sở hữu dược tính nhưng không mạnh như lúc còn tươi. 

3. Một vài bài thuốc điều trị bệnh từ cây bạch hoa xà

Bạch hoa xà gần như mọc dại, sinh trưởng tốt với khí hậu Việt Nam. Lâu nay, người ta đã biết sử dụng loại cây này để điều trị bệnh. Ví dụ như điều trị viêm da, ung thư. 

Bạch hoa xà hỗ trợ điều trị viêm da khá tốt

Bạch hoa xà hỗ trợ điều trị viêm da khá tốt

  • Trị viêm da: Đun bạch hoa xà lấy nước uống hoặc bôi lên vùng da bị lở loét. 

  • Trị ung thư gan: Chuẩn bị 20g nụ hoa bạch hoa xà kết hợp với 50 gam xạ đen, hạt tiêu đem sắc cùng 1.5 lít nước. Đến khi nước thì còn khoảng 0.5 lít thì tắt bếp rồi để nguội và uống ngay.

  • Trị ung nhọt: Ung nhọt nếu phát hiện sớm từ giai đoạn mới hình thành, bạn có thể kết hợp bài thuốc từ cây bạch hoa xà. Theo đó, hãy chuẩn bị sẵn khoảng 120g nụ bạch hoa xà và 60g vôi sống. Đem toàn bộ hai nguyên liệu này sắc lấy nước cốt, hoặc tán nhuyễn và đem đắp vào khu vực bị ung nhọt. 

  • Trị ung thư phổi: Kết hợp 160g bạch hoa xà cùng 160g bạch truật đem sắc cùng với nước và cho thêm chút đường. 

Lưu ý rằng tất cả bài thuốc trị bệnh được hướng dẫn bên trên chỉ có tính chất tham khảo. Bạn tuyệt đối không nên tự áp dụng khi chưa đi thăm khám kỹ lưỡng hoặc tham khảo tư vấn từ thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa. 

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng bạch hoa xà? 

Tuy mang nhiều hợp chất tốt nhưng bạch hoa xà vẫn cần thời gian nghiên cứu, chứng minh thêm về tác dụng điều trị bệnh. Loại cây thân thảo này chưa phải một loại thuốc thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế bạn không nên lạm dụng, sử dụng một cách bừa bãi mà chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ. 

  • Chỉ nên dùng ngoài da: Vì dược tính tương đối mạnh nên bạch hoa xà nói chung chỉ phù hợp dùng ngoài da. Trường hợp sắc uống, bạn phải tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn từ thầy thuốc, không kết hợp bừa các nguyên liệu với nhau. 

  • Cẩn thận khi dùng rễ hoa xà bôi ngoài da: Trong rễ của bạch hoa xà chứa Plumbagin, tạo mùi hắc dễ gây bỏng da, tổn thương ngoài da. Nếu đắp ngoài da mà thấy da bị bỏng rát thì bạn nên tạm dừng sử dụng, làm sạch vùng da bằng nước sạch. 

  • Không dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng bất kỳ bài thuốc nào có chứa rễ bạch hoa xà. Bởi hợp chất trong rễ của loài cây này dễ gây sảy thai, tương tác với thuốc tránh thai. Ngoài ra thì em dưới 12 tuổi cũng không nên dùng thuốc chữa thành phần gây bạch hoa xà. 

  • Sử dụng không quá 120g bạch hoa xà/ngày: Mỗi ngày, một người trưởng thành tuyệt đối không nên sử dụng quá 120g bạch hoa xà tươi. Đối với dược liệu đã qua sấy khô, liều lượng sử dụng cũng không quá 40g/ngày. 

5. Tránh nhầm lẫn giữa bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo

Không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo. Tuy nhiên, chúng  hoàn toàn không phải cùng một loại thực vật. 

Hình ảnh bạch hoa xà thiệt thảo trong thực tế

Hình ảnh bạch hoa xà thiệt thảo trong thực tế

Trong đó, bạch hoa xà thiệt thảo cũng thuộc nhóm thực vật thân thảo nhưng chiều cao chỉ từ 30 đến 40cm. Loài cây lấy chủ yếu sống ở khu vực ẩm ướt, lá nhỏ hơn bạch hoa xà, hoa mọc đơn chứ không mọc thành từng cụm như bạch hoa xà. 

Quả của bạch hoa xà thiệt thảo chứa nhiều hạt bên trong, quả dạng nang và dẹt phía trên đầu. Tất cả bộ phận trên cây đều có thể dùng làm thuốc nhưng tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo không hoàn toàn giống bạch hoa xà. 

Bạch hoa xà thích hợp sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như tại Việt Nam. Loài cây này gần như mọc dại, phát triển tốt mà không cần phải chăm bón nhiều. Mặc dù sở hữu dược tính nhất định nhưng bạch hoa xà không nên sử dụng một ít bừa bãi, mà phải tuân thủ liều lượng và hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.