Tin tức
Bấm ối là gì? Bấm ối được chỉ định cho những trường hợp nào?
- 06/10/2024 | Dư ối có nên uống nước dừa không và những lưu ý mẹ bầu cần biết
- 30/10/2024 | Chọc ối có nguy hiểm không? Giải đáp các thắc mắc về chọc ối cho mẹ bầu
- 08/12/2024 | Xét nghiệm chọc ối hết bao nhiêu tiền? Những điều mẹ cần biết về chọc ối
- 18/02/2025 | Giải đáp: Vì sao độ mờ da gáy cao nhưng chọc ối bình thường?
- 06/03/2025 | Thalassemia là bệnh gì? Chi phí chọc ối xét nghiệm Thalassemia bao nhiêu?
1. Bấm ối là gì?
Bấm ối là một thủ thuật sản khoa, thường được bác sĩ thực hiện khi chuyển dạ đẻ thường, giai đoạn cổ tử cung đã mở và bác sĩ có thể tiếp cận được màng ối. Bấm ối sẽ làm vỡ màng ối một cách chủ động để nước ối tràn ra ngoài, làm giảm áp lực buồng ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ. Đây cũng là một cách để loại bỏ đầu ối khi chất dịch này không còn tác dụng.
Bấm ối là một thủ thuật sản khoa, hỗ trợ cho công cuộc sinh đẻ được thuận lợi hơn
2. Kỹ thuật bấm ối
Thủ thuật bấm ối sẽ được thực hiện như sau:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, mẹ bầu sẽ được bác sĩ giải thích về mục đích của thủ thuật, hướng dẫn sản phụ nằm đúng tư thế, thở đều và không rặn.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ghi nhận tần số của tim thai trước khi tiến hành.
- Âm đạo của sản phụ sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn.
- Người thực hiện kỹ thuật sẽ cầm kim bấm ối nằm giữa 2 ngón tay đưa vào âm đạo, hướng tới đầu ối, và chờ thời điểm để bắt đầu bấm ối. Nếu màng ối phồng, thủ thuật thường được thực hiện ngoài cơn co tử cung. Nếu màng ối dẹt thì sẽ thực hiện trong cơn co tử cung.
- Kỹ thuật được thực hiện như sau: Dụng cụ bấm ối sẽ được đưa vào âm đạo một cách nhẹ nhàng và tiến hành chọc vỡ màng ối. Sau khi chọc vỡ màng ối và nước ối chảy ra, bác sĩ cần phải quan sát tính chất của nước ối (màu sắc, số lượng). Khi nước ối chảy ra hết, bác sĩ sẽ tiến hành sẽ xé rộng màng ối và kiểm tra xem có tình trạng sa dây rốn, ngôi thai hoặc các bất thường khác không. Sau khi kết thúc thủ thuật, cần nghe lại tim thai, đánh giá lại cổ tử cung và ngôi thai.
4. Những trường hợp nào được chỉ định bấm ối?
Cổ tử cung mở trên 8cm và đầu ối không còn tác dụng, thủ thuật bấm ối có thể được thực hiện để chuẩn bị cho giai đoạn sổ thai. Việc bấm ối như một giai đoạn để chuẩn bị cho việc đỡ đẻ và thường được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Khi cổ tử cung của sản phụ đã mở hết, nước ối cần thoát ra ngoài để chuẩn bị đỡ đẻ.
- Khi cổ tử cung đã mở khoảng 3 - 4cm nhưng đầu ối phồng quá mức có thể cản trở sự tiến triển của quá trình sinh.
- Sản phụ có màng ối dày, cổ tử cung tiến triển chậm hoặc không có dấu hiệu.
- Gây đẻ chỉ huy, tiến hành nghiệm pháp lọt ngôi chỏm, hoặc khi sản phụ sinh thai thứ hai trong ca sinh đôi.
3. Giải đáp câu hỏi: Bấm ối có nguy hiểm không?
Bấm ối là một thủ thuật y tế thường được thực hiện để hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhưng có tiềm ẩn một số nguy cơ. Do đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này.
Bấm ối có thể gây nhiễm trùng ối nguy hiểm cho cả mẹ và bé, hoặc dẫn đến sa dây rốn, làm giảm oxy đột ngột cho thai nhi,... cụ thể:
Trong một vài trường hợp, phá ối có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé
- Bị nhiễm trùng ối: Thường phổ biến với các trường hợp sản phụ mắc các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa hoặc do bấm ối đã quá 6 tiếng đồng hồ nhưng thai vẫn chưa được đưa ra ngoài.
- Đầu kim chọc ối vô tình chạm vào thai nhi gây tổn thương cho con (rất hiếm khi xảy ra).
- Bị sa dây nhau: Thường được phát hiện sau khi bấm ối qua việc nghe tim thai. Nếu sau bấm ối có xuất hiện tình trạng này thì sản phụ cần được chuyển tư thế nằm đầu thấp mông cao. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng 2 đầu ngón tay để đẩy dây nhau lên. Trong trường hợp không thể khắc phục, phẫu thuật lấy thai sẽ được chỉ định.
- Tụ máu sau nhau: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có mức nghiêm trọng cao. Ở một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nhau bong non (một cấp cứu sản khoa nguy hiểm).
Bấm ối là thủ thuật quan trọng giúp thuận lợi cho quá trình chuyển dạ
Để giảm thiểu các nguy cơ này, bấm ối thường chỉ được thực hiện sau khi bác sĩ đã thăm khám cụ thể. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về thủ thuật này, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc hộ sinh để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách tốt nhất.
5. Một số lưu ý cho mẹ bầu
Trong quá trình phá ối, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:
- Giữ tâm lý ổn định, thoải mái và tin tưởng vào đội ngũ y tế.
- Hợp tác và làm theo các hướng dẫn từ bác sĩ hoặc hộ sinh.
- Nếu cảm thấy quá đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy báo ngay cho nhân viên y tế.
Mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái và tin tưởng và đội ngũ y tế trong quá trình sinh nở
Sau khi hoàn tất quá trình sinh nở, mẹ bỉm cần nắm được các vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Uống đủ nước và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn nếu có.
- Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới,...), chảy máu âm đạo nhiều, cần đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Mặc dù tiềm ẩn một số nguy cơ, nhưng khi được thực hiện đúng chỉ định và quy trình bởi đội ngũ y tế có chuyên môn, thủ thuật bấm ối có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên thăm khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Một địa chỉ y tế mẹ bầu có thể tham khảo để theo dõi thai kỳ là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
