Tin tức

Bạn có biết tuổi xương là gì? Cách xác định tuổi xương như thế nào?

Ngày 27/11/2021
Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều mong muốn con em phát triển cao lớn, xương khớp chắc khỏe. Muốn đạt được điều này, chúng ta cần quan tâm chăm sóc sức khỏe xương khớp cho trẻ nhỏ, đồng thời nắm được những thông tin liên quan tới vấn đề tuổi xương là gì?

1. Giải đáp thắc mắc tuổi xương là gì?

1.1. Xương có cấu tạo như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về tuổi xương, chúng ta cần nắm được một số đặc điểm cấu tạo của xương khớp con người. Khung xương trong cơ thể mỗi người gồm một số loại như xương ngắn, xương dài, các loại xương dẹt và một số loại bất định hình. Trong đó, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy xương dài gồm có thân xương, sụn và hạt đầu xương. Đối với những loại xương còn lại, cấu tạo của chúng bao gồm mô xương cứng và mô xương xốp.

Chúng ta nên nắm được những đặc điểm cấu tạo của hệ xương

Chúng ta nên nắm được những đặc điểm cấu tạo của hệ xương

Trong giai đoạn cơ thể trẻ nhỏ đang phát triển, các bậc phụ huynh cần quan tâm các vấn đề liên quan tới xương khớp. Nếu có kế hoạch chăm sóc khoa học, phù hợp, bé sẽ phát triển về chiều cao, hệ thống khung xương cứng cáp hơn rất nhiều.

1.2. Những vấn đề liên quan tới tuổi xương

Chắc hẳn nhiều bạn chưa nắm được tuổi xương là gì, tại sao chúng ta cần phải quan tâm tới tuổi xương? Thông thường, để theo dõi sự phát triển của hệ xương, người ta thường sử dụng tuổi xương. Ngày nay, các bác sĩ thường quan tâm tới tuổi xương của trẻ từ khi sinh ra cho tới giai đoạn dậy thì. Để đánh giá tuổi xương, yếu tố được sử dụng chủ yếu chính là cốt hóa xương chi, hiểu đơn giản, cốt hóa là một quá trình mà xương của trẻ phát triển. Đây cũng là lúc xương của em bé bắt đầu gia tăng kích thước, trẻ dần cao lớn hơn.

Một số nghiên cứu cho biết tuổi xương và tuổi sinh của trẻ nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chúng ta cần đảm bảo tuổi xương sẽ không chênh lệch lớn hơn 10% so với với tuổi một em bé. Nếu vượt quá chỉ số này, có thể con đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới xương khớp. Lúc này, các bậc phụ huynh không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi, điều trị cho bé.

Bạn có biết: tuổi xương là gì?

Bạn có biết: tuổi xương là gì?

Vậy làm thế nào để xác định được tuổi xương? Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, cùng sự trợ giúp của những máy móc tân tiến, việc xác định tuổi xương trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, các bác sĩ thường ứng dụng kỹ thuật chụp X-quang để thu thập hình ảnh, ước lượng tuổi xương của một đứa trẻ. Nhờ sử dụng công nghệ chụp X-quang, kết quả chẩn đoán đảm bảo tính chính xác tương đối cao.

2. Quy trình xác định tuổi xương

Trong quá trình tìm hiểu tuổi xương là gì, mọi người nên nắm được quy trình xác định tuổi xương. Như vậy, các bậc phụ huynh sẽ theo dõi sự phát triển của con trẻ một cách sát sao nhất, kịp thời có phương án điều trị nếu có những biểu hiện bất thường.

Trên thực tế, để xác định tuổi xương cho trẻ nhỏ, chúng ta sẽ trải qua ba bước chính, đó là sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng tia X-quang để chụp bàn tay, chân phía bên trái của bé. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ so với bảng Atlas và xác định xem tuổi xương là bao nhiêu. Như vậy, quy trình thực hiện khá đơn giản với những kỹ thuật hiện đại không làm bé sợ hay ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Chính vì thế các bậc phụ huynh hoàn toàn an tâm khi cho con đi kiểm tra tuổi xương.

Để xác định tuổi xương, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh X-quang

Để xác định tuổi xương, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh X-quang

Để xác định chính xác, bác sĩ cũng đưa ra một số lưu ý khi chụp bàn tay, chân bằng kỹ thuật chụp X-quang. Chúng ta cần quan tâm tới hình dạng của đốt xương ngón tay, kiểm tra kích thước của một số điểm cốt hóa quan trọng nằm ở xương con của cổ tay. Bên cạnh đó, mọi người không nên bỏ qua việc kiểm tra tình trạng liền điểm cốt hóa tại xương quay.

Nếu đảm bảo phân tích cụ thể, chi tiết những yếu tố kể trên, chúng ta sẽ xác định độ tuổi xương sẽ có tính chính xác cao hơn.

3. Mục đích của việc xác định tuổi xương

Trên thực tế, bên cạnh nghiên cứu tuổi xương là gì, mọi người cũng thắc mắc về tính ứng dụng của tuổi xương. Vậy chỉ số này được sử dụng để làm gì? Có thể nói, tuổi xương được áp dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó các bác sĩ thường sử dụng chúng để chẩn đoán tình trạng phát triển xương khớp bất thường ở trẻ nhỏ.

Dựa vào tuổi xương, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng chậm phát triển của bé

Dựa vào tuổi xương, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng chậm phát triển của bé

Trong trường hợp tuổi khai sinh của bé cao hơn so với tuổi xương, khả năng con đang chậm phát triển, lùn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Từ đó, các bác sĩ sẽ nghiên cứu lý do gây ra sự phát triển bất thường này, đồng thời gợi ý phác đồ điều trị thích hợp giúp bé phát triển bình thường, cải thiện chiều cao. Bên cạnh đó, sau khi xác định tuổi xương, người ta có thể đánh giá mức độ rối loạn nội tiết mà bệnh nhân đang phải đối mặt. Đây là ứng dụng vô cùng quan trọng của việc xác định tuổi xương mà mọi người nên nắm được.

Ngày nay, để hỗ trợ chỉnh hình cơ thể, các bác sĩ cũng áp dụng kỹ thuật chụp X-quang tuổi xương. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp hiện đại này, vấn đề vẹo cột sống ở trẻ nhỏ sẽ được giải quyết hiệu quả. Đó là lý do vì sao bạn nên chủ động tìm hiểu tuổi xương là gì. Chụp X-quang tuổi xương cũng hỗ trợ không nhỏ trong việc chỉnh hình sau chấn thương hoặc điều trị tình trạng rối loạn phát triển của cột sống.

Trong một số trường hợp, xác định tuổi xương còn được ứng dụng trong pháp y, đặc biệt phương pháp này khá phổ biến tại nước ta.

Như vậy, xác định tuổi xương có rất nhiều ý nghĩa, không chỉ hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề liên quan tới xương khớp, sự phát triển của trẻ nhỏ. Phương pháp này còn giữ vai trò quan trọng trong điều trị, chỉnh hình do vẹo cột sống hoặc các chấn thương khác gây ra.

Kỹ thuật chụp X-quang tuổi xương được ứng dụng trong chỉnh hình vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Kỹ thuật chụp X-quang tuổi xương được ứng dụng trong chỉnh hình vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Hy vọng rằng qua bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan về quy trình xác định tuổi xương. Nếu tìm hiểu kỹ tuổi xương là gì, chúng ta sẽ hiểu được vai trò, tính ứng dụng của chúng trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên theo dõi tuổi xương cho trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.