Tin tức
Bật mí cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản cho các chị em
- 08/10/2014 | Kinh nguyệt thế nào là bình thường
- 01/09/2019 | Mối quan hệ giữa kinh nguyệt và vô sinh - vô sinh có kinh nguyệt không?
- 28/05/2015 | 5 nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt lúc có lúc không
1. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Trước khi tìm hiểu về những cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản, chúng ta cần nắm được bản chất về hiện tượng sinh lý của nữ giới.
Bạn đã biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản mà hiệu quả chưa?
Kinh nguyệt thường xuất hiện đều đặn hàng tháng, nguyên nhân là do những thay đổi hệ hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong đó, người có kinh nguyệt đó là nữ giới từ khi bắt đầu tuổi dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện nếu người phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh.
Cụ thể, trong mỗi chu kỳ hành kinh người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng, trong đó cơ thể thường phóng 1 trứng. Lúc này, nội mạc cũng bắt đầu thay đổi, sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Tuy nhiên, nếu như trứng được phóng ra mà không kết hợp với tinh trùng thì lớp nội mạc không cần giúp làm tổ cho trứng. Thay vào đó, nội mạc sẽ tự động bong ra, bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Thông thường, một kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 28 - 32 ngày, chị em đặc biệt lưu ý thời điểm trứng rụng sẽ là ngày giữa chu kỳ, có thể là ngày thứ 14 - 15 trong một chu kỳ. Nếu như chu kỳ diễn ra ngắn hoặc dài hơn bình thường thì đó là tín hiệu thông báo tình trạng sức khỏe của bạn đang không ổn định. Lúc này, người phụ nữ nên đi khám bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe sinh sản nhé!
2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất
Có thể nói, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là điều rất cần thiết đối với các chị em phụ nữ, bởi vì dựa vào đây họ có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Vậy cách tính chu kỳ hành kinh như thế nào, chúng ta hãy tham khảo nhé!
Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày hành kinh đầu tiên của tháng này và của tháng tiếp theo. Sau đó, chúng ta chỉ cần tính khoảng cách giữa hai ngày bạn vừa ghi nhớ, đó chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, người phụ nữ có thể trải qua những căng thẳng, mệt mỏi hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Những yếu tố này có thể làm thay đổi, rối loạn chu kỳ hành kinh. Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, bạn nên theo dõi và tính toán trong vòng 3 - 4 tháng liên tiếp.
Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, có rất nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh ra đời. Người phụ nữ chỉ cần nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, hệ thống sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Đặc biệt, chúng sẽ liên tục cập nhật chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà họ cung cấp. Các bạn nữ có thể tải ngay ứng dụng về máy điện thoại di động để tiện cho quá trình theo dõi nhé!
Để xác định chính xác chu kỳ hành kinh bạn nên theo dõi trong 3 - 4 tháng liên tiếp.
3. Một số lợi ích khi bạn nắm rõ chu kỳ hành kinh của mình
Trên thực tế, việc nắm được thời gian hành kinh của mình đem tới cho phụ nữ rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, dựa vào chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể xác định tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu như có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, khả năng cao cơ thể của bạn đang có vấn đề liên quan tới buồng trứng, nội mạc tử cung,… Lúc này chúng ta hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi theo dõi chu kỳ hành kinh, người phụ nữ cũng tính toán được thời điểm thích hợp giúp thụ thai thành công. Nếu bạn chưa có nhu cầu mang thai, bạn cũng có thể dựa vào chu kỳ trên để tránh quan hệ vào ngày phóng noãn.
Tuy nhiên, đối với nữ giới trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ của họ có thể diễn ra không đều, thường xuyên rối loạn. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường bởi cơ thể đang trong độ tuổi phát triển nên hay có sự thay đổi. Các bạn nữ trong tuổi dậy thì không cần lo lắng quá nếu như chu kỳ hành kinh diễn ra không đều đặn. Nếu như tình trạng này xảy ra liên tục cho đến khi bạn 20 - 22 tuổi thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn.
4. Một số hiện tượng thường gặp trong chu kỳ hành kinh của phụ nữ
Trong thời gian hành kinh, chị em phụ nữ còn gặp một số biểu hiện đi kèm, ví dụ như trước khi hành kinh, bạn hay cảm thấy căng, tức ngực hoặc đau râm ran vùng bụng dưới. Trong thời gian hành kinh, một số bạn có biểu hiện đau nhức nửa đầu, xuất hiện nhiều nốt mụn, tâm lý nhạy cảm, rất dễ tức giận hoặc buồn.
Trong thời gian này, mỗi người phụ nữ sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau, mức độ cũng khác nhau tùy vào cơ thể. Vì thế có bạn nữ sẽ bị đau lưng, đau bụng dữ dội trước khi hành kinh, có một số bạn lại không xuất hiện các biểu hiện trên.
Trước khi hành kinh, nhiều bạn nữ sẽ thấy đau bụng râm ran.
5. Lưu ý bạn nên biết trong thời gian hành kinh
Để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong thời gian hành kinh, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau. Đầu tiên, trong thời gian này, bạn nên hạn chế ăn các món cay, nóng, chua,… chúng có thể khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn và gây hiện tượng rong kinh. Nguyên nhân chính là do dạ dày, tử cung co bóp nhiều hơn.
Ngoài ra, phụ nữ cũng không nên sử dụng quá nhiều đồ uống chứa caffeine vì thành phần này tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, tim mạch. Hệ quả đó là người phụ nữ hay có cảm giác lo lắng, bồn chồn trong chu kỳ hành kinh, đau bụng kinh dữ dội và thời gian của một chu kỳ cũng dài hơn bình thường.
Các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ trong thời gian hành kinh cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần. Bởi vì, thời gian này chúng ta hay cảm thấy tự ti vì mùi hôi, khó chịu của kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu bạn không thay bằng thường xuyên thì rất dễ bị viêm nhiễm. Đây là điều không tốt cho người phụ nữ.
Ngoài ra, trong thời gian này, bạn tốt nhất không đi nhổ răng hoặc hiến máu. Nếu như muốn thực hiện, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo chỉ định.
Bạn không nên nhổ răng trong kỳ hành kinh.
Có thể nói, các chị em phụ nữ nên có kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản. Nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, diễn ra không đều, bạn hãy đi khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ nhé! Hy vọng rằng, qua bài viết này, chúng ta đã trang bị được những hiểu biết nhất định về kinh nguyệt.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!