Tin tức
Bật mí cách trị ho có đờm tại nhà an toàn và hiệu quả
- 10/04/2015 | Thuốc trị ho có đờm và những lưu ý khi dùng
- 29/09/2020 | Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và những điều cha mẹ cần biết
- 25/11/2024 | Trào ngược dạ dày gây ho có đờm - Bệnh lý không nên chủ quan vì nguy hiểm
1. Nguyên nhân gây ho có đờm
Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể nhằm tống đẩy dịch tiết, dị vật bên trong cổ họng, phế nang ra ngoài. Trong điều kiện bình thường, đường hô hấp có một lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, ngăn cản các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào.
Tuy nhiên, khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây viêm, yếu tố có hại của môi trường, lớp nhầy này sẽ tiết ra nhiều hơn và trở nên đặc quánh tạo thành đờm. Như vậy, ho có đờm là phản ứng của cơ thể để loại bỏ những dịch tiết này, giúp thông thoáng đường hô hấp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm bao gồm:
- Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho có đờm. Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, đường hô hấp sẽ tăng tiết chất nhày để ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh;
Cảm cúm, cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ho có đờm
- Các bệnh lý đường hô hấp trên: Như viêm mũi họng, amydal, viêm xoang, viêm thanh quản...
- Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính: Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản, có thể gây ho có đờm, thường kéo dài và tái phát nhiều lần;
- Viêm phổi: Viêm phổi là một nhiễm trùng ở phổi, có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều đờm, có thể có màu xanh, vàng hoặc thậm chí có lẫn máu nếu nhiễm trùng nặng;
- Các bệnh phổi khác: Hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
2. Cách trị ho có đờm tại nhà
Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản dưới đây để giúp giảm ho, long đờm hiệu quả:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tác dụng làm sạch, sát khuẩn giúp làm dịu cảm giác ngứa cổ, rát họng, hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả. Có thể sử dụng các sản phẩm nước muối sinh lý pha sẵn hoặc tự pha bằng cách sử dụng nửa thìa cà phê muối hòa với 250ml nước ấm, súc miệng 3 - 4 lần/ngày.
Sử dụng chanh
Chanh là một nguyên liệu tự nhiên rất phổ biến trong việc chữa ho, viêm họng và các vấn đề về đường hô hấp nhờ vào tính chất kháng khuẩn, chống viêm và giàu vitamin C. Có thể thái chanh thành lát mỏng và trộn với muối, ngậm hàng ngày hoặc pha nước chanh cùng với mật ong để cải thiện tình trạng ho có đờm.
Trị ho bằng mật ong
Mật ong có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu cổ họng, giúp giảm các cơn ho và làm mềm niêm mạc họng. Bạn có thể sử dụng trà mật ong, nước chanh mật ong, hay mật ong chanh đào đều đem lại hiệu quả tốt.
Mật ong là nguyên liệu mang lại hiệu quả trị ho rất tốt
Sử dụng gừng
Gừng có đặc tính ấm nóng, sát khuẩn, kháng viêm giúp thông mũi, giảm đau rát họng, loãng đờm và giảm ho hiệu quả. Có thể bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng trả gừng mật ong để đạt được hiệu quả cao hơn.
Sử dụng bạc hà
Bạc hà chứa một hợp chất gọi là menthol, có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm viêm và giúp thông thoáng đường hô hấp. Xông hơi với tinh dầu bạc hà là một cách trị ho có đờm tại nhà đem lại hiệu quả.
Trị ho tại nhà với cam thảo
Cam thảo là một loại thảo dược tự nhiên đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị ho, viêm họng, và các vấn đề về đường hô hấp. Với tính chất kháng viêm, làm dịu, cam thảo giúp giảm ho, làm mềm cổ họng và hỗ trợ long đờm. Có thể dùng một ít cam thảo nấu với nửa lít nước và uống hàng ngày giúp giảm ho nhanh chóng.
3. Những lưu ý khi trị ho có đờm tại nhà
Khi điều trị ho có đờm tại nhà người bệnh cần lưu ý một số những điều sau đây để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt:
- Chỉ áp dụng các phương pháp trị ho có đờm tại nhà với trường hợp bệnh nhẹ. Đối với trường hợp ho nặng kèm theo các dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm loãng đờm và các dịch nhầy trong cổ họng;
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làm loãng đờm hiệu quả
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng vào sáng và tối giúp vệ sinh đường hô hấp và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn;
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vệ sinh không gian sống sạch sẽ tránh để bụi bẩn, nấm mốc;
- Kê cao gối khi ngủ để tránh tình trạng nghẹt mũi;
- Tránh khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có ga và các loại thực phẩm đông lạnh;
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau củ xanh và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể;
- Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc giao mùa cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ và bàn chân;
- Giữ tinh thần thoải mái, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
Nếu ho có đờm kéo dài quá 7 - 10 ngày, hoặc kèm theo các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, khó thở, đau ngực, bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Với những cách trị ho có đờm tại nhà nêu trên, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Như đã thông tin ở trên, nếu tình trạng ho không thuyên giảm hoăc trở nên trầm trọng, bạn cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Hô hấp giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng điều trị dứt điểm tình trạng ho có đờm nói riêng và các bệnh lý đường hô hấp nói chung cho người dân. Mọi nhu cầu thăm khám hoặc tư vấn, bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!