Tin tức

Bầu có triệt lông được không và những điều cần chú ý

Ngày 30/06/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thu Trang
Khi mang thai không ít mẹ bầu gặp phải trường hợp lông mọc nhiều, dày và dài hơn. Điều này tạo cảm giác tự ti, thiếu thoải mái nên chị em thường tìm đến các phương pháp triệt lông. Tuy nhiên, bầu có triệt lông được không? Câu trả lời là có thể nhưng mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề khi thực hiện.

1. Lợi ích và ảnh hưởng của triệt lông khi đang có thai

Mang thai khiến cơ thể có nhiều sự thay đổi, trong đó không ít chị em gặp phải tình trạng lông mọc nhanh, nhiều và rậm hơn. Lông xuất hiện nhiều ở vùng nách, tay, chân và bụng khiến chị em tự ti hơn về ngoại hình.

Triệt lông giúp xử lý nhanh các phần lông không mong muốn trên cơ thể. Mẹ bầu có thể tự tin để diện những bộ đồ thoải mái mà không cần lo lắng sự xuất hiện của những vùng lông rậm gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, bầu có triệt lông được không và có ảnh hưởng gì tới thai nhi là nỗi băn khoăn của nhiều chị em.

Mặc dù có tác dụng làm đẹp nhưng việc triệt lông cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Triệt lông có thể khiến da nhạy cảm bị viêm, ngứa và nổi mẩn đỏ. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm triệt lông có chứa hoá chất, dù là hàm lượng ít vẫn không tốt cho bà bầu.

Ngoài ra, tại các vùng da nhạy cảm khi triệt lông còn gây ra cảm giác đau, khó chịu. Đặc biệt, việc triệt lông tại vùng kín trong một số trường hợp còn làm mất sự cân bằng pH trong âm đạo, trở thành nguyên nhân gây viêm vùng kín.

Mẹ bầu cần chú ý khi triệt lông để tránh ảnh hưởng thai nhi

Mẹ bầu cần chú ý khi triệt lông để tránh ảnh hưởng thai nhi

2. Giải đáp: Bầu có triệt lông được không?

Bầu có triệt lông được không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Câu trả lời là tùy từng phương pháp nhưng nhìn chung, việc triệt lông không khuyến cáo cho bà bầu. Cụ thể hơn, khi mang thai, chị em vẫn có thể triệt lông làm đẹp. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn cần tìm hiểu kỹ về phương pháp cũng như thời điểm triệt lông. Bởi việc triệt lông không đúng cách và sai thời điểm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho mẹ và thai nhi. 

Các phương pháp triệt lông vĩnh viễn như laser diode hoặc ánh sáng IPL không nên thực hiện cho bà bầu, thay vào đó, phụ nữ mang thai chỉ nên thực hiện các phương pháp loại bỏ lông tạm thời như cạo, nhổ. Mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng các phương pháp an toàn, nhẹ nhàng như sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ giảm thiểu tình trạng kích ứng da. Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để quyết định nên hay không nên triệt lông trong quá trình mang thai.

Bầu có triệt lông được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bầu có triệt lông được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2. Cần chú ý điều gì khi triệt lông trong giai đoạn mang thai

Mẹ bầu có thể thực hiện việc loại bỏ lông tạm thời để làm đẹp nhưng cần chú ý đến một số yếu tố về phương pháp thực hiện, thời điểm cũng như vị trí triệt. Những điều này sẽ giúp bạn vừa loại bỏ được những vùng lông gây mất thẩm mỹ trên cơ thể vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

2.1. Trao đổi với bác sĩ trước khi triệt lông

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi triệt lông sẽ mang đến cho mẹ bầu những lời khuyên hữu ích. Đặc biệt là trong các trường hợp có tiền sử sinh non, thai yếu, cơ địa nhạy cảm,… Bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn khoa học, ưu tiên đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Mẹ bầu có thể thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín và chất lượng như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp trao đổi, tư vấn chi tiết cho mẹ về mọi vấn đề thắc mắc.

Trao đổi với bác sĩ trước khi triệt lông là điều cần thiết

Trao đổi với bác sĩ trước khi triệt lông là điều cần thiết

2.2. Thực hiện triệt lông ở thời điểm thích hợp khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất cơ thể dần có những sự thay đổi nhẹ. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu và nhạy cảm nhất. Việc triệt lông ở thời điểm này không phù hợp, có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Thời điểm tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ giảm bớt đi sự khó chịu. Mẹ bầu có thể tiến hành triệt lông trên cơ thể. Nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng với phương pháp thực hiện.

Bước sang tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi rõ rệt, trở nên nặng nề hơn. Chị em thường sẽ gặp khó khăn trong quá trình triệt lông ở giai đoạn này do bụng đã to lên rất nhiều. Nếu triệt lông ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên có người phụ giúp và chỉ nên thực hiện phương pháp nhẹ nhàng, lành tính.

2.3. Triệt lông bằng các nguyên liệu thiên nhiên 

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng của phương pháp triệt lông bằng laser. Tuy nhiên, khi thực hiện triệt lông trong thời điểm mang thai bạn nên ưu tiên các phương pháp lành tính từ thiên nhiên. 

Thay vì sử dụng các hoá chất để triệt lông, sự kết hợp từ các nguyên liệu thiên nhiên sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu, nguy cơ kích ứng trên da. 

2.4. Lưu ý vị trí triệt lông trên cơ thể

Khi mang thai bạn nên tránh thực hiện triệt lông tại những vùng da nhạy cảm. Việc triệt lông tại vị trí da này sẽ dễ gây cảm giác khó chịu, kích ứng da, nhất là khu vực bụng hay vùng kín.

Mẹ bầu nên tránh triệt lông tại vùng nhạy cảm

Mẹ bầu nên tránh triệt lông tại vùng nhạy cảm

3. Những phương pháp triệt lông có thể áp dụng trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai có thể triệt lông theo một số phương pháp lành tính để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi. Theo đó, mẹ bầu có thể thực hiện triệt lông với các thành phần thiên nhiên hoặc sử dụng dao cạo cắt tỉa lông đúng cách.

3.1. Triệt lông đơn giản với các thành phần thiên nhiên

Không cần phải sử dụng sản phẩm chứa hoá chất hay áp dụng phương pháp bắn laser, các mẹ bầu vẫn có thể triệt sạch lông với các nguyên liệu thiên nhiên. Những nguyên liệu này rất quen thuộc để tìm kiếm và thực hiện như chanh, bơ, mật ong,… 

  • Triệt lông bằng trái bơ: Bơ cần được xay nhuyễn và bôi lên vùng da có lông cần triệt. Bạn sử dụng một lớp giấy mềm đắp lên lớp bơ vừa bôi trên da. Chờ khoảng 5 phút cho bơ cứng lại và lột miếng giấy ra theo chiều lông mọc.
  • Chanh, đường và mật ong: Bạn sử dụng đường, chanh và mật ong trộn đều và nấu trên lửa nhỏ để thu được hỗn hợp đặc sệt. Thoa hỗn hợp lên vùng da muốn triệt lông. Đặt một miếng giấy lên trên đợi đến khi hỗn hợp khô lại và giật giấy ra theo chiều lông mọc.
  • Triệt lông cùng đậu nành và bột nghệ: Bột đậu nành và bột nghệ trộn cùng nhau với 1 ít nước theo tỉ lệ 1:1. Bạn bôi hỗn hợp trên lên vùng da cần tiến hành triệt lông. Sau khi hỗn hợp khô sẽ rửa lại sạch với nước để các sợi lông rụng dần.

Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong triệt lông phải có sự kiên trì và chăm sóc da thật tốt để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ưu tiên sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để triệt lông khi mang thai

Ưu tiên sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để triệt lông khi mang thai

3.2. Cạo lông đúng cách, an toàn

Bên cạnh việc triệt lông với nguyên liệu thiên nhiên, mẹ bầu có thể sử dụng dao cạo lông chuyên dụng. Khi cạo lông, mẹ bầu cần sử dụng dao cạo mới, vệ sinh sạch sẽ vùng da cạo lông. Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương vùng da.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bầu có triệt lông được không. Triệt lông có thể thực hiện khi mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như áp dụng phương pháp triệt lông phù hợp. Bên cạnh đó, vùng da sau khi triệt lông cần được chăm sóc kỹ lưỡng, vệ sinh sạch sẽ cũng như dưỡng ẩm đúng cách để tránh tình trạng viêm hay kích ứng không mong muốn. Nếu cần đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn cụ thể hơn, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ