Tin tức
Bệnh áp xe hậu môn: không nên chủ quan từ những biểu hiện nhỏ
- 17/02/2021 | Áp xe răng hình thành như thế nào và cách điều trị
- 17/02/2021 | Áp xe gan: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa
- 17/02/2021 | Áp xe vú có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
1. Tại sao lại bị áp xe hậu môn?
Áp xe hậu môn là tình trạng khu vực quanh hậu môn bị viêm nhiễm và mưng mủ. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động và sức khỏe. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên do:
Do hệ miễn dịch kém
Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn. Nguyên nhân do cấu tạo hậu môn chưa toàn diện cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ khiến nhiễm trùng vùng hậu môn gây áp xe.
Còn người già thì cơ vùng hậu môn bị lão hóa, lỏng lẻo, sức đề kháng kém. Dễ dàng bị các bệnh về đường hậu môn, viêm nhiễm. Đây là nguyên do chính gây nên tình trạng áp xe hậu môn bất cứ lúc nào.
Bị bệnh về đường hậu môn gây viêm nhiễm
Những người bị nứt kẽ hậu môn, trĩ, lở loét búi trĩ càng có nguy cơ cao bị bệnh áp xe hậu môn. Do vi khuẩn tấn công từ các vị trí bị tổn thương, kèm theo tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ nhanh chóng lan đến các vùng xung quanh gây áp xe cạnh hậu môn.
Bệnh áp xe hậu môn gây ra bởi nhiều nguyên nhân
Quan hệ tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn là con đường dễ dàng nhất làm lây lan các căn bệnh nguy hiểm. Chưa kể, việc quan hệ này khiến đường hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm và gây áp xe nhanh chóng.
Biến chứng do phẫu thuật
Những bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt trĩ hoặc làm phẫu thuật xử lý một số bệnh đường hậu môn, trực tràng mà không có chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng cách thì dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ ở cấp độ nặng sẽ dẫn đến bệnh áp xe hậu môn.
2. Bệnh áp xe hậu môn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bệnh?
Tình trạng áp xe hậu môn là điều không ai mong muốn bởi căn bệnh này ảnh hưởng vô vùng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh:
Gây đau đớn vùng hậu môn
Điều đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được khi bị áp xe hậu môn là đau vùng hậu môn. Có thể cảm nhận thấy vùng hậu môn bị sưng, đứng ngồi đều đau. Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân không thể ngồi được. Cảm giác sưng ở bên trong và có thể vỡ ra được khi ổ áp xe quá lớn.
Bệnh áp xe hậu môn gây đau đớn cho người bệnh
Chảy mủ, mùi hôi và khó chịu
Khi tình trạng áp xe hậu môn tiến triển nặng, ổ mủ bên trong nhiều sẽ bị chảy dịch ra ngoài, mủ màu vàng và hôi. Vùng hậu môn luôn luôn ẩm ướt, khó chịu, không chỉ đau mà còn gây sốt, mệt mỏi và gây mất tự tin hoàn toàn cho người bệnh.
Sốt, mệt mỏi và ớn lạnh
Áp xe là tình trạng viêm nhiễm nặng nên người bệnh thường bị sốt nhẹ cho đến cao. Cơ thể luôn mệt mỏi, ớn lạnh. Việc đại tiện gặp nhiều khó khăn. Người bệnh mệt mỏi và mất tự tin, tinh thần suy sụp.
Khả năng gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh áp xe hậu môn lâu ngày không chữa dứt điểm sẽ gây nên nhiều biến chứng. Tình trạng phổ biến là vỡ ổ áp xe gây nhiễm trùng đến các khu vực xung quanh. Biến chứng nguy hiểm là gây rò hậu môn, rất khó điều trị. Bệnh không điều trị sớm còn gây viêm nhiễm lây lan bệnh cho bộ phận sinh dục bởi 2 cơ quan này nối liền nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh sau này.
Điều trị áp xe hậu môn rất phức tạp
3. Bệnh áp xe hậu môn có chữa khỏi được không?
Việc điều trị áp xe hậu môn không đơn giản. Nên bệnh càng điều trị sớm càng tốt. hiện nay, có những giải pháp điều trị bệnh như sau:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Với những trường hợp bệnh còn ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Chủ yếu là dùng kháng sinh liều cao để uống làm khô vị trí mưng mủ, chống viêm.
Chọc hút mủ
Còn gọi là phương pháp dẫn lưu bằng cách dùng thủ thuật để đưa mủ từ bên trong ổ áp xe ra ngoài. Kết hợp làm sạch vết mủ và dùng thuốc để kháng viêm. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp ổ áp xe chưa quá lớn và chưa có tình trạng viêm nhiễm phức tạp.
Phẫu thuật tác động ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh nặng, ổ áp xe lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật trực tiếp để điều trị. Phương pháp phẫu thuật ở mỗi bệnh viện sẽ khác nhau. Hiệu quả còn tùy thuộc ở mức độ thành công sau mỗi ca phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
Phẫu thuật điều trị áp xe hậu môn
4. Phẫu thuật áp xe hậu môn ở MEDLATEC
Bệnh áp xe hậu môn ở cấp độ nặng thì việc trích, rạch dẫn lưu mủ ra ngoài không thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Với những bệnh nhân áp xe nặng, có thể cân nhắc sử dụng phương pháp phẫu thuật mở khối áp xe đặt dẫn lưu đường dò. Hiện phương pháp này đang được Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ứng dụng thành công và điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân áp xe nặng.
Đây là phương pháp phẫu thuật bằng cách xâm lấn tối thiểu nhưng đạt hiệu quả cao trong phát hiện và làm sạch các ổ áp xe lớn, viêm nhiễm phức tạp. Phương pháp này không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Vết mổ nhỏ, liền lại nhanh, bệnh nhân nhờ vậy cũng phục hồi nhanh hơn.
Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Với đội ngũ bác sĩ hàng đầu về chuyên khoa hậu môn - trực tràng, bệnh viện đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh về hậu môn. Trong đó các các trường hợp áp xe hậu môn và biến chứng bệnh từ hậu môn. MEDLATEC được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, không gian sạch đẹp, các phòng điều trị tiêu chuẩn bệnh viện 5 sao. Cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại và tiên tiến được nhập khẩu từ các nước phát triển. MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy được người bệnh tin tưởng.
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn hoặc các căn bệnh khác, hãy liên hệ ngay 1900565656 để được nhân viên của chúng tôi hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!