Tin tức

Bệnh do nhiễm ký sinh trùng thường gặp

Ngày 19/06/2014
Bác sỹ Vũ Thị Thúy Chi
Khí hậu nhiệt đới của nước ta, cùng ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo và những thói quen sinh hoạt lạc hậu là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm kí sinh trùng phát triển.


Bệnh kí sinh trùng gây nên rất nhiều tác hại cho con người, vì vậy, việc tìm hiểu để biết triệu chứng, phòng bệnh và điều trị hiệu quả là điều cần thiết.


Bệnh do nhiễm ký sinh trùng thường gặp


1. Sán lá



1.1 Sán lá gan bé


Phương thức lây truyền
-

- Do người hoặc các vật chủ chính khác như chó, mèo… ăn cá sống hoặc cá chưa nấu chín, có nang ấu trùng. Đến tá tràng, ấu trùng thoát nang, đến đường dẫn mật và kí sinh tại đó.


-  Trong cơ thể người, sán sống được 15-25 năm.


Tác hại

-   Sán lá gan có thể gây xơ hóa gan, cổ chướng, thoái hóa mỡ ở gan, dần dần sẽ dẫn đến ung thư gan.


- 
Vị trí kí sinh thường bị kích thích gây nên tiêu chảy,ngoài ra dễ gây hiện tượng tắc ruột.


-  
Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên tình trạng dị ứng, thiếu máu



Biểu hiện lâm sàng



-
Giai đoạn khởi: chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường.


-
Giai đoạn sau: đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ trướng

1.2. Sán lá gan lớn:

- Bệnh sán lá gan lớn thường gặp ở trẻ em và ng­ười trẻ tuổi.

- Sán lá gan lớn kí sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, chó, mèo, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh.


Phương thức lây truyền

- Do ăn thực vật sống dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau cải xoong

- Uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa bị diệt.


Triệu chứng

-  Bệnh khởi đầu từ từ, sốt bất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài. 

-  Triệu chứng chính là ho về đêm, khó thở và khò khè nhiều.

- Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị.


-  Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn. 

1.3. Bệnh sán lá phổi


Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón tay và gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi.

Phương thức lây truyền

-  Lây qua đường ăn uống: Khi ăn tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang sán lá phổi nấu chưa chín.

Triệu chứng lâm sàng


- Sán ký sinh tại phổi:

+ Ho có đờm, có thể lẫn máu hoặc ho ra máu. Sau một thời gian ho mãn tính, ho nhiều vào buổi sáng.

+ Có thể sốt hoặc không sốt.

- Sán ký sinh ở não: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn vọt và xuất hiện cơn động kinh,

- Sán ký sinh ở gan: đau hạ sườn phải, áp xe gan,


Chẩn đoán bệnh sán lá

-  Soi phân tìm trứng sán lá;

- 
Xét nghiệm có trứng sán lá phổi trong đờm, phân hay trong dịch màng phổi;

-  Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng sán IgG;-  Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan;

- 
Siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) ổ bụng;

- Chụp X-quang phổi.

Phòng bệnh sán lá

-  Không ăn gỏi cá sống, cá chưa nấu chín kĩ.

- Bảo vệ nguồn nước, vệ sinh ăn uống.


2. Bệnh giun đầu gai


Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma ký sinh ở người gây ra, đây là một loại ấu trùng giun tròn.

Phương thức lây truyền

-  Ăn các thực phẩm dễ có nguy cơ mắc bệnh như các món được chế biến từ lươn, cá, ếch, nhái, tôm...

-  Uống nước chứa mầm bệnh còn sống, chưa nấu chín kỹ.

Triệu chứng lâm sàng

-  Sốt, nổi mày đay, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị;

- Đau hạ sườn phải;

-  Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, có thể tạo áp xe dưới;

-  Da do ấu trùng kí sinh gây bội nhiễm và gây tử vong khi ấu trùng chui lên và khu trú ở não.

Chẩn đoán

- Soi trực tiếp tìm ấu trùng giun đầu gai ở các vết loét,

-  Xét nghiệm tổng phân tích máu,

- Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng giun đầu gai IgG

Phòng bệnh

-  Không ăn các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm...  còn sống hoặc tái, chưa nấu chín kỹ.

-  Uống nước đã đun sôi.

- Chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm... nên mang găng tay cao su bảo vệ, đề phòng ấu trùng giun đầu gai có thể chui xuyên qua da.

3. Sán dây (sán dây lợn, sán dây bò)

 


Người mắc bệnh này do thói quen ăn thịt bò, thịt lợn tái, chưa nấu chín.

Triệu chứng lâm sàng

-  Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chủ yếu ở vùng hồi tràng, đôi khi giống cơn đau ruột thừa.

-  Gây cảm giác bứt rứt, khó chịu khi đốt sán bò ra ngoài.

-  Tắc ruột hoặc bán tắc.


Chẩn đoán

-  Lâm sàng: Người bệnh tự nhìn thấy đốt sán khi bò ra ngoài hậu môn, quần áo, giường chiếu…

-  Cận lâm sàng:

+ Soi phân để tìm trứng sán dây hoặc đốt sán dây trưởng thành.

+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây IgG bằng phương pháp ELISA.


+ Sinh thiết cơ hoặc chụp cắt lớp (CT scanner) não để tìm nang sán.

+ Xét nghiệm công thức máu.


Phòng bệnh

-  Vệ sinh ăn uống, không ăn thịt trâu, bò, lợn sống, tái 

-  Điều trị người bệnh để diệt nguồn bệnh;


-  Các đốt sán rụng ra phải thu gom, xử lí


4. Bệnh giun đũa chó, mèo

 

Do ký sinh trùng của chó, mèo gây ra. Bệnh giun đũa ở chó, mèo ở người có thể có 3 loại hội chứng: u hạt do ấu trùng, ấu trùng di chuyển nội tạng ở người, ấu trùng di chuyển ở mắt.

Phương thức lây truyền

-  Gián tiếp: tiếp xúc với các con vật bị nhiễm ấu trùng.

- Gián tiếp: ăn các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.


- Trực tiếp: tay tiếp xúc mầm bệnh hay miệng, tả lót,…


Biểu hiện

- Nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt gây tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trì trệ trí tuệ,…

- Nếu chúng di chuyển trong cơ thể người gây ra các triệu chứng như u hạt do ấu trùng, hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng, Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan mắt.


Chẩn đoán

-  Trên chó và mèo: xét nghiệm phân

-  Trên người:

+ Công thức máu, CRP

+ Phương pháp ELISA tìm kháng thể IgG


+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) ổ bụng


Phòng bệnh

-  Hạn chế tiếp xúc chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;

-  Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;


- Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi.


5. Giun đũa, giun kim

-  Giun đũa kí sinh ở ruột non của người, hút thức ăn đã được tiêu hóa.

-  Giun kim trưởng thành sống kí sinh chủ yếu ở manh tràng, đại tràng. Người nuốt phải trứng giun thường qua tay bẩn hoặc đồ vật đưa lên miệng.

Biểu hiện

Khi trẻ bị nhiễm giun đũa, giun kim thường có các biểu hiện sau:

- Gai mũi, dặng hắng, khạc nhổ khi có dị vật trong họng, có cơn ho gà.

-  Đêm ngủ nhiều dãi.


-  Dị ứng.


-  Ngủ mê, nghiến răng, kém thông minh.


-  Viêm gan, viêm tụy cấp.

-  Giun kim đẻ trứng gây ngứa, làm cho trẻ em mất ngủ, quấy khóc ban đêm. Nếu trẻ có nhiều giun có thể có cơn co giật kiểu động kinh, chậm lớn, xanh xao, gầy còm.

-  Giun kim còn gây viêm cơ quan sinh dục, đặc biệt là phụ nữ và bé gái.

Chẩn đoán

- Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa, giun kim;

-  Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng giun IgG;

-  Chụp X quang có cản quang khi có biểu hiện viêm ruột thừa, tắc ruột non, giun chui ống mật, áp xe.

Phòng chống

-  Phòng bệnh tập thể:

+
Không phóng uế bừa bãi;

+ Thức ăn chế biến hợp vệ sinh, che bụi, che ruồi;

+ Không ăn rau sống, chưa nấu chín, không uống nước lã.


- Vệ sinh cá nhân:

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

+ Tẩy giun định kì cho cộng đồng.


6. Giun lươn


Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân và sống rất lâu trong cơ thể.

Biểu hiện

-  Dạng mạn tính, không biến chứng: gặp ở người bình thường, không suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân hầu như không có triệu chứng.


-  Dạng nặng, có biến chứng: người bệnh bị suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư, nhiễm HIV, suy gan, suy thận,…

Chẩn đoán

-  Xét nghiệm phân tìm ấu trùng giun lươn;-  Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgG.

Phòng ngừa

-  Bảo vệ sinh môi trường, quản lý tốt phân, nước, rác;


- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi;


- Thường tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng;


-  Khi có những biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm giun lươn nên đến khám chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm xác định bệnh, chữa trị càng sớm càng tốt.

7. Amip lỵ (Entamoeba Histolytica)


Không những gây bệnh ở đại tràng mà còn gây bênh ngoài đại tràng như gan, phổi, não và các cơ quan khác…

Tác hại

-  Bệnh amip ở đại tràng (bệnh lỵ amip): đau bụng dọc khung đại tràn, mót rặn, phân nhầy lẫn máu.

-  Bệnh amip ngoài đại tràng: gây áp xe gan, áp xe phổi áp xe não do amip

Cận lâm sàng

- Soi phân tìm amip

- Xét nghiệm  ELISA  

Phòng bệnh

- Phòng tập thể:

+ Quản lý nguồn nước: nước ăn, nước uống phải sạch…


+
Chống ô nhiễm thức ăn: che đậy cẩn thận, diệt ruồi, dán, chuột…


+ Giải quyết tốt và xử lí nguồn phân…

- Phòng cá nhân:

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi


+
Rửa tay bằng xà phòng trước ăn và sau khi đi vệ sinh

8. Kí sinh trùng sốt rét


Sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles.

Biểu hiện lâm sàng

- Sốt rét thành cơn và có chu kì, thiếu máu và gan, lách to.

Chẩn đoán

- Xét nghiệm công thức máu phát hiện thiếu máu


-
Xét nghiệm chức năng gan, thận
- Siêu âm ổ bụng tổng quát


- Test nhanh phát hiện KSTSR


-  Xét nghiệm máu tìm KSTSR- PCR

Phòng bệnh

− Diệt muỗi truyền bệnh, diệt bọ gậy và loăng quăng;

9. Toxoplasma Gondi

Mầm bệnh: là thể hoạt động, thể kén, thể nang trưng trong phân mèo.


Đường lây:
có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua nhau thai, qua da, qua hô hấp, qua đường tiêu hóa, trong đó đường lây qua nhau thai tức là từ mẹ sang con, gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ.

Biểu hiện lâm sàng:

- Nếu kí sinh ở hệ thần kinh: Thai nhi sẽ bị chết lưu trong tử cung, nếu không chết thì khi sinh ra cũng mang triệu chứng thần kinh trung ương như co giật, đần độn, viêm màng não-não,…


-
Nếu kí sinh ở mắt: trẻ bị lác mắt, nhìn lóa, sợ ánh sáng, chảy nước mắt…


- Nếu kí sinh ở hạch: thường thấy viêm hạch cổ, hạch dưới xương chẩm, hạch nách, hạch bẹn.

Cận lâm sàng

- Sinh thiết hạch,


- Xét nghiệm máu ELISA tìm kháng nguyên và kháng thể IgM và IgG.

Phòng bệnh

- Cần thực hiện ăn chín, uống sôi


- 
Phải thận trọng khi tiếp xúc với mèo.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ