Tin tức
Bệnh giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 20/05/2020 | Điều trị giãn tĩnh mạch và cách phòng ngừa bệnh lý
- 04/12/2020 | Biến chứng và các loại thuốc bôi giãn tĩnh mạch hiệu quả
- 20/07/2020 | Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
1. Khái niệm bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và triệu chứng đi kèm
Tình trạng các tĩnh mạch ở tay bị suy yếu và giãn ra với có kích thước lớn hơn bình thường, khiến chức năng đẩy máu về tim của tĩnh mạch giảm xuống. Biểu hiện bằng các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo sát dưới da cánh tay, đặc biệt là phần mu bàn tay và phần cổ tay trở xuống.
suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân hoặc vùng hậu môn, nhưng vẫn có nhiều trường hợp xảy ra ở tay.
Người bị giãn tĩnh mạch tay xuất hiện những đường gân xanh nổi lên, đặc biệt là ở mu bàn tay
Triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch tay
Triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt, bệnh nhân sẽ thấy khó chịu, căng tức ở các vùng tĩnh mạch bị giãn, cảm giác tê và nặng nề như suy giãn tĩnh mạch chân hầu như không xuất hiện.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, những mạch máu sưng to và có màu xanh sẽ nổi phồng lên dưới da, đặc biệt là ở mu bàn tay.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch ở tay và các biến chứng của bệnh
-
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Khi tuổi tác cao hơn, các van tại tĩnh mạch suy yếu làm máu từ tĩnh mạch về tim lưu thông khó khăn, thành tĩnh mạch cũng dày hơn và gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
-
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể, khi nhiệt độ môi trường cao, máu sẽ được bơm đến các mao mạch gần da để làm mát cơ thể và làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
-
Việc tập thể dục thường xuyên, mang vác các vật nặng, đặc biệt là tập tay, do chịu áp lực nên các tĩnh mạch ở tay thường giãn to và nổi lên, thậm chí có thể giãn vĩnh viễn.
Thường xuyên mang vác nặng, luyện tập quá mức cũng có thể gây giãn tĩnh mạch tay
-
Thói quen ngủ đè lên tay hoặc thường xuyên mặc áo bó tay có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch khi máu không được lưu thông ở các tĩnh mạch tay.
-
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh do sự thay đổi của nội tiết tố có thể khiến thành mạch kém bền vững hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt là chất xơ, vitamin C, vitamin E và thiếu nước cũng sẽ tác động đến tĩnh mạch.
-
Yếu tố di truyền cũng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với những người có gia đình có người đã mắc suy giãn tĩnh mạch.
Các biến chứng mà bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay có thể gây ra
-
Suy giãn tĩnh mạch ở tay có thể gây ra nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.
-
Gây tắc nghẽn ở các mạch máu do sự hình thành của các khối máu đông.
Các huyết khối hình thành do biến chứng của giãn tĩnh mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu
Tương tự như biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông, các tĩnh mạch nằm sâu dưới da cũng có thể bị tắc nghẽn do các cục máu đông. Dù ở các tĩnh mạch nông hay sau, các khối máu đông đều gây ra nhiều nguy hiểm khi có thể gây tai biến, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi khi di chuyển đến các cơ quan như não, phổi,... và gây nguy hiểm tính mạng.
3. Phương pháp được ứng dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch tay
Tùy vào tình trạng nổi của các tĩnh mạch ở tay mà các phương pháp điều trị phù hợp nhất sẽ được đưa ra, và các trường hợp điều trị đều là vì vấn đề thẩm mỹ.
Phương pháp điều trị nội khoa
Bệnh nhân sẽ được kê đơn với một số loại thuốc giúp tăng sức bền của thành mạch và giảm thiểu những triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân.
Phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch
Thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ các phần tĩnh mạch bị suy giãn bằng một vết mổ nhỏ ở tay vùng mạch bị suy giãn.
Liệu pháp laser
Dùng nhiệt lượng từ các tia laser từ các thiết bị chuyên dụng để đốt bỏ phần tĩnh mạch đã bị giãn.
Phương pháp tiêm xơ cứng
Phương pháp điều trị này giúp bệnh nhân loại bỏ được dòng máu chảy ngược gây giãn thành tĩnh mạch bằng cách tiêm vào tĩnh mạch thuốc gây xơ. Các tĩnh mạch do kích thích của thuốc mà xảy ra phản ứng viêm và dính lại với nhau.
Tiêm thuốc gây xơ để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Phương pháp tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch
Phương pháp này thường dùng khi các tĩnh mạch lớn bị giãn. Việc tuốt bỏ các tĩnh mạch sẽ không gây nhiều ảnh hưởng vì những tĩnh mạch khác có thể thay thế và thực hiện công việc của tĩnh mạch đã bị tuốt bỏ.
Cũng có thể sử dụng vớ y khoa để tạo ra lực co bóp và hỗ trợ mạch máu chống lại áp lực do dòng chảy của máu tác động lên thành mạch.
Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở tay đã xảy ra biến chứng có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm kết hợp chườm ấm. Đối với bệnh nhân có các huyết khối đã hình thành, có thể sử dụng thuốc giảm đau, chườm ấm hoặc có thể được kê đơn thuốc chống đông máu.
Hiện nay, các thực phẩm chức năng có thể sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại kem bôi đối với tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch nằm gần da.
Có thể sử dụng các loại kem bôi để tăng sức bền cho các tĩnh mạch nằm gần da
4. Phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch tay
-
Tập thể dục với cường độ hợp lý, thực hiện luyện tập toàn thân thay vì chuyên tâm vào một bộ phận gây mất cân bằng.
-
Thay đổi các thói quen sinh hoạt như không ngủ đè lên tay, không mặc quần áo quá bó sát,...
-
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, vitamin C, vitamin E, tránh ăn nhiều đồ chiên rán và tránh để cơ thể mất nước.
-
Đi khám sức khỏe định kỳ để nhận biết bệnh nếu mắc phải.
Giãn tĩnh mạch tay không phải là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan và cẩn thận với những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Với những thắc mắc liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch, độc giả sẽ được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí khi gọi đến hotline 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!