Tin tức
Bệnh giang mai và những điều cần biết
- 06/05/2020 | Thực hiện xét nghiệm gì để phát hiện chính xác bệnh giang mai?
- 07/02/2020 | Hiểu hơn về bệnh giang mai và các phương pháp xét nghiệm giang mai
- 22/04/2020 | Xét nghiệm Syphilis TP trong chẩn đoán bệnh giang mai
- 07/02/2020 | Xét nghiệm VDRL giúp chẩn đoán bệnh giang mai chính xác
1. Bệnh Giang mai là gì?
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do xoắn khuẩn giang mai - Treponema Pallidum gây ra. Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như sinh dục, da và niêm mạc, nhưng nó cũng có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác, bao gồm cả tim và não.
Giang mai nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài mà không được chữa trị có thể dẫn đến các tổn thương và biến chứng toàn thân nghiêm trọng.
Hình 1: Xoắn khuẩn giang mai
2. Dấu hiệu và giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai
Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai tiến triển theo ba giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3. Bên cạnh đó còn có một tình trạng bệnh được gọi là giang mai bẩm sinh, xảy ra khi đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ có mắc bệnh.
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây dị tật, thậm chí đe dọa tính mạng của thai nhi, vì vậy đối với một phụ nữ mang thai nhiễm giang mai điều quan trọng là cần được điều trị sớm và triệt để.
Hình 2: Biểu hiện của bệnh giang mai
+ Bệnh giang mai giai đoạn 1
Dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai, có thể xảy ra từ 3 ngày đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, có thể là một vết loét nhỏ, không đau trên phần cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thường là bộ phận sinh dục, trực tràng, lưỡi hoặc môi. Các vết loét săng là điển hình, có thể có nhiều vết loét.
Các vết thương thường tự lành mà không cần điều trị, nhưng bệnh vẫn còn tiềm ẩn và có thể xuất hiện lại trong giai đoạn thứ hai (thứ cấp) hoặc thứ ba.
+ Bệnh giang mai giai đoạn 2
Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 có thể bắt đầu từ 4 đến 10 tuần sau khi vết loét đầu tiên xuất hiện, và có thể bao gồm các triệu chứng sau:
- Phát ban được phát hiện bằng những vết loét có màu đỏ hoặc đỏ nâu, có kích thước bằng đồng xu trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể của người bệnh, bao gồm lòng bàn tay và lòng bàn chân của người bệnh.
- Sốt.
- Hạch bạch huyết lớn.
- Mệt mỏi và cảm giác khó chịu.
- Đau nhức.
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài tuần hoặc liên tục đến và đi trong một năm.
+Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Ở một số người nhiễm giang mai, xuất hiện một giai đoạn được gọi là giang mai tiềm ẩn. Giai đoạn này không có triệu chứng hiện diện nhưng vẫn có thể phát hiện được ra thông qua các xét nghiệm. Giai đoạn này bắt đầu khi triệu chứng nguyên phát hoặc thứ phát biến mất, các triệu chứng thường mờ nhạt và không rõ rệt. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể không bao giờ trở lại, hoặc bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn thứ 3.
+ Bệnh giang mai giai đoạn 3
Nếu không được điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai có thể lây lan ra các vùng cơ thể khác, dẫn đến gây tổn thương cơ quan nội tạng nghiêm trọng và có thể tử vong sau 3 - 20 năm từ khi có nhiễm trùng ban đầu.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn thứ 3 như:
- Liệt người.
- Mù lòa, điếc.
- Chứng mất trí.
- Loạn thần kinh.
Khi ở bất kì giai đoạn nào, bệnh giang mai đều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Giang mai thần kinh có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng hoặc có thể gây ra:
- Đau đầu không rõ nguyên nhân.
- Thay đổi hành vi.
- Gặp các vấn đề về vận động.
3. Nên làm xét nghiệm giang mai khi nào?
Dù bạn là ai đi nữa, nếu như không biết chăm sóc cơ thể của mình một cách tốt nhất thì nguy cơ lây nhiễm giang mai từ người khác rất cao. Đặc biệt, một số nguy cơ lây nhiễm giang mai cao cần đi khám như:
- Người có quan hệ tình dục không an toàn, tình dục đồng giới.
- Người có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm giang mai hoặc mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
- Trẻ sơ sinh có mẹ mắc giang mai.
- Các gói xét nghiệm tiền hôn nhân.
- Người đã từng mắc giang mai và đang điều trị.
4. Các xét nghiệm cần làm trong chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai
Để xác định bệnh giang mai phải làm 2 xét nghiệm huyết thanh học bao gồm:
Xét nghiệm không trực tiếp (Nontreponema) sử dụng kháng nguyên Cardiolipin: VDRL, RPR định tính/ định lượng.
Xét nghiệm trực tiếp (Treponema) sử dụng kháng nguyên Treponema panilldum: TPHA, TPPA, EIA, FTA-ABS, Syphilis TP (CMIA),…
Việc sử dụng một loại xét nghiệm là không đủ để chẩn đoán, vì tất cả các xét nghiệm đều có những hạn chế, bao gồm cả khả năng kết quả xét nghiệm âm tính giả hoặc dương tính giả.
5. Xét nghiệm giang mai ở đâu tốt?
- Với mục tiêu đảm bảo độ tin cậy và nâng cao chất lượng xét nghiệm phục vụ nhu cầu của đông đảo người dân, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng luôn ý thức và coi trọng công tác quản lý chất lượng xét nghiệm và kiểm tra hàng ngày các chỉ số xét nghiệm.
Hình 3: Xét nghiệm giang mai để chẩn đoán chính xác bệnh
- Theo đó, nhờ chất lượng tốt, MEDLATEC liên tục được đánh giá cao và công nhận với nhiều chứng chỉ chất lượng xét nghiệm như Chứng chỉ EQAS của Ủy ban chất lượng ngoại kiểm Đông Nam Á, Chứng chỉ Chất lượng xét nghiệm của Chương trình ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm quốc tế của Ủy ban Chất lượng Ngoại kiểm BIO-RAD, Chứng chỉ của hãng Randox - Vương Quốc Anh,…
- Không chỉ chuyên về xét nghiệm giang mai nói riêng và các xét nghiệm khác nói chung tại Bệnh viện, MEDLATEC cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, hiệu quả nhằm hỗ trợ những người có điều kiện đặc biệt, những cá nhân ở xa không trực tiếp đến bệnh viện được. Bạn chỉ cần gọi đến tổng đài 1900565656 sẽ được hướng dẫn chi tiết và cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!