Tin tức

Bệnh mắt cá chân là bệnh gì? Có cách điều trị dứt điểm không?

Ngày 31/08/2023
Vũ Thị Thu Hương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh mắt cá chân là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy không gây nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, gây đau và khiến cho việc đi lại có thể gặp khó khăn.

1. Tìm hiểu chung về bệnh mắt cá chân

Bệnh mắt cá chân là một dạng dày sừng da hình thành ở khu vực lòng bàn chân, các đầu ngón chân, mặt lưng của các đốt, gót chân hay khớp ngón chân. Số lượng mắt cá chân có thể là 1 - 2 cái, thậm chí là nhiều hơn và không có tính đối xứng.

Đặc điểm nhận biết của bệnh là ở trung tâm của nốt này chứa chất sừng, phần da xung quanh màu vàng trong, viền dày sừng, cảm thấy đau khi đi lại, va chạm hoặc ấn vào. Mắt cá có lúc phẳng nhưng cũng có khi trồi ra khỏi mặt da. Bề mặt mắt cá có vảy hoặc láng.

Nguyên nhân hình thành mắt cá chân có thể là do bệnh nhân dẫm phải dị vật. Khi dị vật đâm sâu vào các lớp da sẽ trở thành nhân mắt cá. Dần dần những vùng mô xung quanh sẽ xơ hóa và bám vào dị vật. Tuy không có tính chất lây lan nhưng mắt cá chân có thể dẫn tới biến chứng là vỡ mủ, nhiễm trùng và viêm đường bạch mạch. Nếu không điều trị triệt để tình trạng này thì nguy cơ tái phát là rất cao.

Mắt cá chân

Mắt cá chân

2. Các phân biệt mắt cá chân với các bệnh lý khác

2.1. Chai chân

Đây là hiện tượng dày sừng da hình thành do sự tỳ đè, ma sát kéo dài. Đây là đám da dày hơi cộm lên, màu sắc ngả vàng, sờ cứng, ít khi gây đau và nếu có cũng không đáng kể, ở giữa không có nhân.

2.2. Mụn cóc lòng bàn chân

Mụn cóc còn có tên gọi khác là mụn cơm có thể mọc ở lòng bàn chân. Loại mụn này sẽ ở sâu hơn, khô hơn và ít gây đau. Chúng thường xuất hiện thành nhiều cái và vị trí mọc mụn nhiều khi không cần phải là những khu vực da bị tỳ ép.

Đặc biệt mụn cóc có khả năng lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể, thậm chí là lây từ người này sang người khác.

3. Những phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân

Nguyên tắc cốt lõi khi điều trị bệnh mắt cá chân đó là tổ chức bệnh ở mắt cá cần phải được loại bỏ hoàn toàn thì mới đạt được hiệu quả cao. Nếu không loại bỏ hết thì bệnh có thể sẽ tái phát, thậm chí là bội nhiễm tại chỗ.

Dưới đây là một số phương pháp hiện đang được áp dụng trong điều trị bệnh mắt cá chân:

3.1 Dùng thuốc lột Acid Salicylic

Đối với những loại mắt cá nhỏ (dưới 0,5 cm) thì người bệnh có thể dùng  Acid Salicylic để khiến cho các lớp tế bào sừng ở mắt cá bị bong tróc, tiêu hủy. Nhưng quá trình này phải mất khoảng vài tuần hoặc lâu hơn để mụn có thể hoàn toàn biến mất. Trước khi dùng thuốc người bệnh cần phải vệ sinh vùng da cần bôi thuốc sạch sẽ.

Thuốc chống chỉ định cho những trường hợp đang mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường, mắt cá đang có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi.

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mắt cá chân thường gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mắt cá chân thường gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh

3.2. Chấm Acid

Để loại bỏ bớt lớp tế bào chết, người bệnh nên dùng tay, que dũa móng tay đã rửa sạch cọ xát nhẹ lên bề mặt mụn. Sau đó thoa thuốc lên mụn và hạn chế việc làm dính thuốc ra vùng da xung quanh. Sau khi khô thuốc sẽ để lại một lớp màu trắng, nên thoa 1 lần/ngày sau khi tắm để đạt hiệu quả.

3.3. Dùng miếng dán Acid

Miếng dán acid có khả năng thẩm thấu vào mắt cá chân, từ đó giúp làm mềm phần da bị sừng hóa và tê liệt nhiễm trùng. Sau đó phần da bên ngoài sẽ cứng và khô hơn, để lộ cồi mắt cá nhô ra, lúc này người bệnh có thể sẽ thấy hơi nhức.

Khi cồi mắt cá nhô ra ngoài sẽ bắt đầu hình thành lớp da non khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa nhưng tuyệt đối không được bóc hoặc cắt cồi ở giai đoạn này vì sẽ không lấy được hết chân cồi. Thay vào đó hãy để cho cồi mắt cá tự bong.

Khi cồi cá đã được đẩy hết chân ra ngoài, bạn có thể dán thêm 1 - 2 miếng dán để bảo vệ lớp da non bên dưới.

3.4. Chấm Nitơ lỏng

Mỗi đợt chấm ni tơ lỏng nên cách nhau từ 1 - 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đây là một loại khí nitrogen dạng hóa lỏng với nhiệt độ thấp (-196 độ C). Ưu điểm của loại thuốc này là ít làm thay đổi sắc tố và sẹo ở vị trí chấm. Tuy nhiên khi sử dụng lên da có thể gây khó chịu, phản ứng phồng nước và đau nhiều ngày sau đó.

3.5. Phẫu thuật trị bệnh mắt cá bàn chân

Thủ thuật này áp dụng được cho các loại mắt cá ở những vị trí như cạnh bàn chân, gót chân, lòng bàn chân,... )những vùng da bằng phẳng,...

Phẫu thuật có thời gian hồi phục nhanh hơn, dễ dàng chăm sóc vết thương sau mổ và ít rủi ro nhiễm trùng. Tuy nhiên chi phí thực hiện thường cao, có thể để lại sẹo và dễ bị tái phát nếu không lấy hết nhân mắt cá.

3.6. Đốt điện

Đây được coi là phương pháp điều trị bệnh mắt cá bàn chân triệt để và hiệu quả cao nhất. Đốt điện có thể ứng dụng được cho mọi loại mắt cá chân hay thậm chí là mắt cá xuất hiện ở những khu vực khó phẫu thuật (các kẽ ngón tay, chân). Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần để lấy đi tổ chức bệnh.

Phương pháp này có điểm công là dễ thực hiện, chi phí thấp, có thể khoét sâu vào tổ chức da và lấy đi nhân mắt cá một cách triệt để. Tuy nhiên đốt điện cũng tồn tại một số nhược điểm như thời gian lành vết thương lâu hơn so với phẫu thuật. Nếu vết thương lớn có thể bị chảy máu và không thể khâu cầm máu.

Sau khi đốt điện, vết thương thường sẽ có hình dạng giống miệng núi lửa và không phải khâu.

Đối điện là phương pháp thường được áp dụng phổ biến trong điều trị mắt cá chân

Đối điện là phương pháp thường được áp dụng phổ biến trong điều trị mắt cá chân

Bệnh nhân cần lưu ý về vấn đề vệ sinh của vết thương đó là phải thay băng hàng ngày, bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và nghỉ ngơi hợp lý. Thông thường sẽ phải mất từ 2 - 4 tuần để vết thương hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh mắt cá chân. Tuy rằng đây không thuộc nhóm những bệnh nguy hiểm nhưng ít nhiều cũng gây ra không ít phiền toán và đau đớn cho người bệnh. Tốt hơn hết khi phát hiện bệnh mắt cá chân, người bệnh tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Hệ thống y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được người dân đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Đối với bệnh mắt cá chân, MEDLATEC đã giúp chẩn đoán và điều trị cho nhiều ca bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách phát hiện và điều trị bệnh mắt cá chân, quý bạn đọc vui lòng liên hệ ngay qua hotline 1900565656, tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ