Tin tức
Bệnh thận mạn tính nguy hiểm thế nào? Cách phòng ngừa bệnh ra sao?
1. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thận mạn tính
Khi chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khiến những chất độc, dịch thừa không được đào thải ra khỏi máu và tình trạng này kéo dài trên 3 tháng, đồng thời không thể phục hồi chức năng thận, được gọi là bệnh thận mạn tính.
Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra những triệu chứng điển hình nên việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn. Đến khi thận đã có dấu hiệu tổn thương, những triệu chứng bệnh mới bắt đầu rõ ràng.
Bệnh thận mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm
Khi mắc bệnh, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có nguy cơ bị ảnh hưởng và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:
- Tình trạng tích trữ nước trong cơ thể. Vì thế, bệnh nhân thường bị sưng phù chân tay, huyết áp tăng cao hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng phù phổi.
- Tăng kali máu.
- Suy giảm hoạt động tim, đe dọa tính mạng người bệnh.
- Khiến xương yếu hơn, có nguy cơ cao bị gãy xương.
- Thiếu máu.
- Rối loạn cương dương(đối với nam giới), giảm ham muốn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, thay đổi về tính cách, người bệnh rất khó tập trung,…
- Suy giảm hệ miễn dịch khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng lớn đến thai nhi và mẹ bầu.
- Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân cần phải lọc máu và ghép thận để có thể duy trì sự sống.
2. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh thận mạn tính
Những triệu chứng của bệnh thận mạn tính ở giai đoạn đầu rất mơ hồ và khó nhận biết. Chính vì thế, lời khuyên cho bạn là đừng chủ quan, hãy theo dõi và lắng nghe cơ thể để không bỏ sót bất cứ biểu hiện bất thường nào, dù là nhỏ nhất. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh mà bạn không nên bỏ qua:
Da khô và ngứa kéo dài cũng là biểu hiện của bệnh thận mạn tính
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên.
- Tần suất đi tiểu thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc cũng có thể ít hơn bình thường.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó thở.
- Chán ăn.
- Hay bị chuột rút.
- Da bị khô và ngứa.
- Ngủ không ngon giấc và hay bị mất ngủ.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Hay buồn chán, không có sức sống.
- Mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù.
- Trong trường hợp có chất lỏng tích tụ ở niêm mạc tim có thể gây ra biểu hiện đau ngực.
- Trong trường hợp chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây khó thở.
- Tăng huyết áp.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mạn tính
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận mạn tính có thể kể đến như:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh huyết áp cao.
- Một số bệnh về thận như viêm cầu thận, viêm thận kẽ hay viêm ống thận, viêm bể thận và các cấu trúc xung quanh, bệnh thận đa nang.
Viêm cầu thận cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận mạn tính
- Tắc nghẽn đường tiết niệu trong một thời gian dài.
- Bệnh trào ngược Vesicoureteral khiến nước tiểu chảy ngược vào thận.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính như các bệnh về tim mạch, tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc lá, tuổi tác, các trường hợp có cấu trúc thận bất thường, tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh thận,…
4. Một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa bệnh thận mạnn tính hiệu quả
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa bệnh thận mạn tính một cách hiệu quả:
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Hiện nay, rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, đây là một thói quen có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe. Việc uống thuốc điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây tổn thương thận và tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt đối với bệnh nhân đang mắc các bệnh về thận. Khi uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, bạn cũng nên thận trọng và thực hiện theo đúng những hướng dẫn trên bao bì.
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nên tập luyện thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng. Duy trì một trọng lượng vừa phải chính là cách hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Trong trường hợp bạn bị thừa cân, nên áp dụng phương pháp giảm cân khoa học, lành mạnh.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm thận, tim mạch,… Do đó, bạn nên loại bỏ thói quen hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
- Kiểm soát tình trạng sức khỏe: Nếu bạn đang mắc phải một bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thận hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thận, bạn không nên chủ quan. Hãy đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thận mạn tính. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe.
MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín trong việc thăm khám và điều trị các bệnh về thận nói riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung. MEDLATEC được đầu tư quy mô về trang thiết bị y khoa, giúp quá trình chẩn đoán bệnh nhanh chóng và đảm bảo chính xác. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cũng là một ưu điểm vượt trội của MEDLATEC.
Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!