Tin tức
Bệnh vảy nến là gì - Cẩm nang những thông tin cần biết
- 11/10/2020 | Bệnh vảy nến có thể lây từ người sang người không?
- 27/12/2020 | Top 10 nguyên nhân bệnh vảy nến phổ biến bạn nên biết!
- 11/05/2020 | Những thông tin cần biết về bệnh vảy nến
1. Bệnh vảy nến là gì, dấu hiệu nhận biết
Ở bệnh nhân bị vảy nến, các tế bào Lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da, việc tấn công này làm kích thích tăng sinh các tế bào da mới để bù đắp. Tuy nhiên việc thay thế này xảy ra quá nhanh làm tích tụ các lớp da cũ khiến bề mặt bì nổi gồ, có vảy trắng hoặc bạc bong tróc như nến.
Bên cạnh đó, các mạch máu sẽ hoạt động mạnh hơn, làm đỏ cả vùng da. Giữa vùng da bị vảy và vùng da bình thường sẽ xuất hiện đường rìa giúp phân biệt rất rõ ràng. Đây chính là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “bệnh vảy nến là gì”.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một loại bệnh da rất thông thường, xuất hiện ở độ tuổi từ 15 - 23, hoặc có thể sau 53 tuổi. Móng tay, móng chân, đầu gối, khủy tay, da đầu, nếp gấp giữa bụng là những nơi dễ xuất hiện vảy nến nhất. Một số trường hợp nặng có thể lây lan ra toàn thân. Các dấu hiệu giúp phát hiện sớm tình trạng như:
-
Da mọc vảy có màu trắng bạc, óng ánh. Giữa vùng da bệnh và vùng da bình thường có rìa phân biệt rõ ràng.
-
Da khô, bong vảy, nứt nẻ, đôi khi có chảy máu da.
-
Da khá nhạy cảm, đỏ ứng, ngứa.
-
Diễn biến nặng hơn là sưng và cứng khớp.
Hình ảnh những vết vảy nến xuất hiện ở khủy tay
Trên đây chỉ là những dấu hiệu phổ biến giúp bạn tham khảo thêm. Tuy nhiên, nếu có hơn bất kỳ một biểu hiện lạ nào xuất hiện trên da, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh vảy nến là gì
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vảy nến. Nhưng qua một số nguyên cứu và loại trừ từ các bệnh nhân, các bác sĩ cũng đã tìm ra một số nguyên nhân liên quan như:
-
Thường xuyên xảy ra stress, căng thẳng từ các vấn đề trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày như áp lực kinh tế gia đình, con cái, vợ chồng,…
-
Bệnh hay xuất hiện ở những người sử dụng nhiều rượu bia.
-
Hút thuốc.
-
Hậu quả sau một số ca chấn thương vẫn có thể là vảy nến.
-
Viêm nhiễm da từ các vết xước, trầy, côn trùng đốt hoặc lở loét.
-
Ảnh hưởng do sử dụng một số loại thuốc như: Lithium, một số thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống viêm, thuốc điều trị suy tim sung huyết,…
Căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Bên cạnh tìm hiểu bệnh vảy nến là gì, việc xác định chính xác được các nguyên nhân liên quan là bước đầu tiên quan trọng để có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Mặc dù, chưa có thuốc chữa đặc hiệu, nhưng nếu phát hiện sớm có thể giúp hạn chế, giữ thẩm mỹ, giúp ổn định và thuyên giảm bệnh.
3. Phương pháp điều trị
Vảy nến tuy có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và thẩm mỹ của bạn nhưng thực chất đây là một căn bệnh lành tính, không có tính chất lây lan. Vì vậy, việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này không quá nghiêm trọng. Các cách điều trị thông thường hiện nay vẫn có thể giúp hạn chế bệnh, ổn định cơ thể, giảm thiểu và hạn chế số lần tái phát.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho da hàng ngày. Hạn chế mức thấp nhất khả năng gây tổn thương cho da như trầy, xước,… Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh là việc hết sức cần thiết ở mỗi người.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay đã có những loại kem bôi chuyên dụng giúp làm giảm dị ứng, nổi vảy, ngứa ngáy. Đồng thời, thường xuyên sử dụng kem dưỡng da để tăng độ ẩm cho da, giúp da không bị khô hay nứt nẻ.
Sử dụng kem dưỡng giúp da chống khô nứt vào mùa đông
4. Làm thế nào để phòng bệnh vảy nến một cách hiệu quả
Một trong biện pháp phổ biến và hữu dụng nhất để phòng các bệnh nói chung cũng như vảy nến nói riêng vẫn là xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh và khoa học. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm một số biện pháp khác giúp hạn chế phát triển bệnh như:
-
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc làm phát vảy nến ở da, các bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Tái khám đúng thời gian quy định, liệt kê tất cả thuốc bạn đã dùng trước đó cho bác sĩ để tiện theo dõi.
-
Đừng quên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
-
Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cuộc sống hằng ngày.
Bổ sung đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn giúp giảm tái phát vảy nến
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp bệnh vảy nến là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Khi mắc, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bắt đầu sống chung với nó. Tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh “hiểm nghèo” như chúng tôi đã trình bày ở trên. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi phát hiện mình bị vảy nến, “chung sống hòa bình” với bệnh là điều mà các bạn có thể làm được.
Bên cạnh đó, cần tạo dựng lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố gây tái phát. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở da, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ nhanh nhất. Hiện nay, chuyên khoa Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng thăm khám, tư vấn, điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường trên da, bạn có thể tới các chi nhánh của MEDLATEC để được kiểm tra, chẩn đoán kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
Chúc các bạn có một làn da và cơ thể khỏe mạnh!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!