Tin tức

Bệnh viêm khớp dạng thấp: dấu hiệu và các biến chứng nguy hiểm

Ngày 23/09/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây sưng đau, viêm và cứng các khớp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm giúp làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

1. Hiểu thế nào về bệnh Viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn của cơ thể, gây tình trạng viêm sưng, xơ cứng khớp. Bệnh thường gặp ở khớp lưng, khớp gối, khớp tay và khớp bàn chân. Không những làm tổn thương hệ khớp, viêm khớp dạng thấp tiến triển có thể gây hại đến cả các cơ quan khác như phổi, mắt, tim, da, mạch máu,…

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khớp đầu gối

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khớp đầu gối

Nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nó được cho là kết quả của nhiều yếu tố như: nhiễm trùng, miễn dịch, yếu tố di truyền, hormone cơ thể và môi trường sống. Ngoài ra, các vấn đề về lối sống, tâm lý và điều trị cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người trưởng thành, nhất là trong độ tuổi từ 20 - 40. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1 - 5/100 người trưởng thành. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần. Bệnh diễn tiến nhanh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể để lại biến chứng nặng nề, vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh sớm được ưu tiên hàng đầu.

Hiện vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn, song điều trị hiệu quả giúp ngừng hoặc làm chậm tiến triển bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.  

 Điều trị sớm giúp làm chậm tiến triển bệnh viêm khớp dạng thấp

 Điều trị sớm giúp làm chậm tiến triển bệnh viêm khớp dạng thấp

2. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng khá đặc trưng, dễ nhận biết như: 

2.1. Triệu chứng cứng khớp

Người bị viêm khớp dạng thấp thường bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy. Tình trạng này thường kéo dài 1 giờ, sau đó các khớp mới mềm ra bình thường.

2.2. Sưng khớp

Viêm sưng và tụ dịch nhiều ở các khớp là triệu chứng khá điển hình của viêm khớp dạng thấp.

2.3. Đỏ và nóng da

Vùng da khớp bị viêm thường có màu đỏ hoặc hồng đậm hơn các vùng da xung quanh, khi sờ vào thấy ấm.

2.4. Đau khớp

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất, cũng gây ảnh hưởng lớn nhất tới sinh hoạt của người bệnh. Viêm sưng khiến các khớp trở nên nhạy cảm hơn, các vận động thông thường như xoay khớp, gập khớp cũng gây đau đớn.

Ngoài ra, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện những triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sụt cân, đau nhức toàn cơ thể, xanh xao,… Tình trạng này càng nặng cho thấy bệnh viêm khớp dạng thấp càng tác động mạnh đến hệ miễn dịch toàn cơ thể. 

Khi bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

- Thanh quản tổn thương: Khàn giọng, đau họng, khó khăn trong nói chuyện và ăn uống.

- Viêm màng phổi: Không có triệu chứng rõ ràng, nhịp thở ngắn lại.

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng tim

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng tim

- Viêm màng ngoài tim: Cũng thường không có triệu chứng rõ ràng, khi tắc nghẽn động mạch tim có thể gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

- Triệu chứng ở mắt: Tình trạng đau mắt, khô mắt, mắt đỏ.

- Xuất hiện nốt thấp: Các cục nổi thấy rõ trên mặt da, dính vào nền xương, đôi khi gây đau ở khớp khuỷu có đường kính từ 5 - 20nm.

3. Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể diễn biến nhanh chóng, làm giảm sức khỏe và tuổi thọ người bệnh, có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

3.1. Nhiễm trùng

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

3.2. Biến chứng mắt

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.

3.3. Biến chứng phổi

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị sẹo phổi, tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ và tăng áp trong phổi cao hơn.

3.4. Biến chứng tim mạch

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với người bình thường, cùng với đó là nguy cơ lên cơn đau tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.

3.5. Biến chứng mạch máu

Viêm khớp dạng thấp làm giảm kích thước mạch máu, ngăn chặn sự lưu thông máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

3.6. Loãng xương

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương, trong khi triệu chứng đau đớn khiến bệnh nhân ít vận động. Từ đó tăng nguy cơ loãng xương và các bệnh lý, tổn thương xương khác.

 Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị loãng xương

 Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dễ bị loãng xương

3.7. Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Sự thay đổi hệ miễn dịch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch và các loại ung thư khác.

3.8. Tổn thương dạ dày

Thuốc điều trị kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid sử dụng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

4. Lời khuyên cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp tiến triển rất nhanh, ban đầu bệnh chỉ ảnh hưởng tới một vài khớp, sau đó có thể lan rộng ra các khớp và cơ quan khác, đồng thời phá hủy khớp vĩnh viễn. Việc điều trị hiện chưa thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng sẽ giúp làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng.

Khi viêm khớp dạng thấp đã phá hủy khớp và gây triệu chứng toàn thân, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tùy theo mức độ triệu chứng và các khớp bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, bệnh nhân cần điều trị bằng nhóm thuốc giảm đau không steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, nặng hơn có thể cần đến thuốc giảm đau gây nghiện.

Tập vật lý trị liệu giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Tập vật lý trị liệu giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Để giảm tiến triển bệnh cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị. Cùng với đó là cố gắng hoạt động mỗi ngày, nhất là khớp bị ảnh hưởng. Việc không vận động chỉ khiến tổn thương khớp nặng hơn, khớp trở nên cứng hơn và các cơ xung quanh cũng yếu đi.

Có những bài tập trị liệu phù hợp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để lựa chọn bài tập tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, tăng cường trái cây và rau củ.

Hiện MEDLATEC là đơn vị y tế hàng đầu trong việc điều trị các bệnh Cơ - Xương - Khớp. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, cơ sở vật chất hiện đại như máy Dexa Scan giúp ước lượng mô cơ, mật độ chất khoáng trong xương và mô mỡ ở tất cả các vùng cơ thể với mức độ chính xác cao; máy chụp cắt lớp vi tính giúp khảo sát chính xác tổn thương ở hệ thống xương khớp,...

Để đăng ký tư vấn và khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ