Tin tức
Bị nổi mẩn ngứa thành mảng: Nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị
- 08/05/2022 | Giúp bạn lý giải nguyên do khiến cho da bị mẩn ngứa nổi cục
- 08/05/2022 | Bạn đang bị nổi mẩn ngứa trên da, nguyên nhân chính là đây
- 19/11/2024 | Bị nóng gan nổi mẩn ngứa phải làm sao để cải thiện?
1. Bị nổi mẩn ngứa thành mảng là do đâu?
nổi mẩn ngứa thành mảng là hiện tượng da bị kích ứng, sưng đỏ thành từng mảng và ngứa ngáy. Đây không phải là bệnh lý mà là triệu chứng ngoài da, thường do:
1.1. Dị ứng
Dị ứng gây nổi mẩn ngứa thành mảng, sưng, đỏ, có thể kèm mụn nước thường xảy ra do tiếp xúc với các chất kích thích như:
- Chất tẩy rửa, xà phòng.
- Dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, trứng,...
- Các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi mịn, chất ô nhiễm trong không khí.
Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da thường gặp, xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng. Điều này dẫn đến hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng với đặc điểm đỏ sưng, nổi mụn nước và cảm giác ngứa dữ dội.
Da bị mẩn đỏ thành từng mảng
1.2. Thay đổi thời tiết
Thời tiết lạnh, gió mạnh,... có thể làm khô da, gây mất cân bằng độ ẩm và dẫn đến kích ứng da. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng, nhất là những người có làn da nhạy cảm.
1.3. Nhiễm khuẩn hoặc nấm da
Một số trường hợp nổi mẩn ngứa thành mảng do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm da. Khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào da qua các vết thương nhỏ, tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra. Các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus hay nấm như Candida albicans thường là nguyên nhân gây ra triệu chứng nổi mẩn và ngứa.
1.4. Rối loạn nội tiết
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, nhất là trong các giai đoạn như dậy thì, thai kỳ hoặc mãn kinh có thể khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Mất cân bằng nội tiết tố kích thích tuyến dầu hoạt động quá mức, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng viêm, nổi mẩn ngứa thành mảng trên da.
1.5. Tâm lý
Căng thẳng, lo âu và stress được xem là những yếu tố góp phần vào việc kích thích các phản ứng viêm trên da. Khi cơ thể gặp phải áp lực tinh thần, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách phát ra các chất trung gian gây viêm, dẫn đến tình trạng nổi mẩn và ngứa ngáy trên da.
1.6. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da. Phản ứng này có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng và các biến chứng liên quan đến viêm da.
Một số loại thuốc có thể gây nên tác dụng phụ nổi mẩn ngứa thành mảng khi sử dụng
2. Phương pháp xác định nguyên nhân và điều trị khi bị nổi mẩn ngứa thành mảng
2.1. Chẩn đoán
Đối với hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng trên da, khi người bệnh đến cơ sở y tế sẽ được bác sĩ khám lâm sàng bằng cách quan sát kỹ các triệu chứng trên da như màu sắc, kích thước, hình dạng, vị trí của các mảng nổi, mức độ lây lan trên da,... Quan sát từ quá trình khám lâm sàng giúp bác sĩ phân biệt giữa các loại bệnh da liễu khác nhau cùng có nguy cơ gây nên hiện tượng này.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh các thông tin liên quan đến yếu tố môi trường, thói quen chăm sóc da, các loại thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc da đã sử dụng trước đó,... Những thông tin này giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe và có thêm căn cứ cho chẩn đoán ban đầu.
Tiếp theo, để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra chỉ số viêm và phản ứng dị ứng.
- Xét nghiệm dị ứng da: Tìm tác nhân gây dị ứng.
2.2. Điều trị
Dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân nổi mẩn ngứa thành mảng và có phác đồ điều trị cụ thể như:
- Sử dụng thuốc kháng histamine
Mục đích của việc dùng thuốc kháng histamine là giảm phản ứng dị ứng và làm dịu cơn ngứa cho người bệnh. Việc tuân thủ đúng đơn thuốc của bác sĩ sẽ ngăn chặn phản ứng viêm, giảm sưng đỏ và làm dịu các mảng nổi trên da.
- Sử dụng thuốc Corticosteroid
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Corticosteroid để giảm viêm và kiểm soát phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc như chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ.
- Dùng thuốc bổ sung nội tiết tố
Nếu nguyên nhân nổi mẩn ngứa thành mảng là do rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nội tiết tố để cân bằng hormone. Nhờ vậy mà triệu chứng nổi mẩn ngứa thành mảng sẽ dần được cải thiện.
Người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân nổi mẩn ngứa thành mảng
2.3. Chăm sóc da hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng
Khi gặp phải hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng trên da, người bệnh cần chú ý:
- Rửa mặt và tắm hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hóa chất gây kích ứng.
- Dưỡng ẩm thường xuyên, nhất là khi thời tiết khô hanh, để duy trì lớp màng bảo vệ tự nhiên của da.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng da như: sản phẩm chứa cồn, hương liệu mạnh, phấn hoa, lông thú cưng,...
Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng ở mỗi bệnh nhân không giống nhau về nguyên nhân và triệu chứng đi kèm. Vì thế, khi gặp phải hiện tượng này, tốt nhất người bệnh hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn xử trí đúng cách.
Để chẩn đoán, điều trị hiệu quả các vấn đề về da, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
