Tin tức

Bị vảy nên bôi thuốc gì để cải thiện triệu chứng?

Ngày 08/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Một trong những bệnh da liễu mạn tính hiện nay có rất nhiều người gặp phải đó chính là bệnh vảy nến. Căn bệnh này biểu hiện theo nhiều triệu chứng đa dạng và hiện chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì. Vậy vảy nến bôi thuốc gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay thắc mắc này.

1. Tổng quan về bệnh vảy nến

Theo quy luật thông thường, cứ sau khoảng 3 - 4 tuần các tế bào da cũ sẽ được thay thế bởi những tế bào mới. Tuy nhiên nếu người bệnh bị vảy nến thì các tế bào da này sẽ phát triển quá mức và quá trình thay mới sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 3 - 7 ngày. 

Đây là bệnh lý mạn tính khiến vùng da bị ảnh hưởng bị viêm với các triệu chứng điển hình là da đỏ dày, mảng bám trên da đóng vảy. Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này nhưng cũng tồn tại một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh đó là: stress quá độ, chấn thương (do tai nạn, cháy nắng, vết cắt trên da,...), uống quá nhiều rượu, do tình trạng tự miễn, tác dụng phụ của thuốc (thuốc trị huyết áp cao, thuốc sốt rẻ, lithium,...).

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến là dựa trên các triệu chứng như sau:

  • Các mảng da xuất hiện, ửng đỏ, đổi màu do viêm;

  • Mảng bám là các vảy, có thể bong tróc và xuất hiện trên da đầu. Nếu bạn gãi sẽ khiến các mảng da này chảy máu;

  • Vùng da bị tổn thương có biểu hiện khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy, đau da;

  • Đau khớp;

  • Nứt móng tay và dễ gãy.

Biểu hiện bệnh vảy nến

Biểu hiện bệnh vảy nến

Không chỉ gây ảnh hưởng đến da mà vảy nến còn có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Các vấn đề về khớp: đau cứng các khớp, viêm khớp;

  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: tăng mỡ máu, tiểu đường, đau thắt ngực, đột quỵ;

  • Nguy cơ gặp phải các bệnh tự miễn: viêm ruột, xơ cứng, bệnh celiac;

  • Bệnh về mắt: viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào;

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh.

Vảy nến bôi thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bệnh nhân. Để điều trị căn bệnh này thì những thuốc dạng bôi thường được bác sĩ chỉ định, trong đó bao gồm thuốc bôi kê đơn và không kê đơn. 

2. Thuốc điều trị vảy nến không kê đơn 

2.1. Kem dưỡng ẩm

Do triệu chứng của bệnh vảy nến là thường gây bong tróc và khô da nên mục tiêu hàng đầu trong điều trị tình trạng này đó là duy trì độ ẩm cho da. Các loại kem dưỡng ẩm sẽ được vận dụng để bôi lên các vùng da bị thương tổn, giúp vết thương chóng lành. Tiêu chí để lựa chọn kem dưỡng ẩm sẽ như sau:

  • Ưu tiên các loại thuốc mỡ, kem đặc hoặc dầu thay vì sử dụng sữa dưỡng;

  • Tránh dùng kem có hương liệu vì sẽ tăng nguy cơ kích ứng da;

  • Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên theo đúng liệu trình.

2.2. Hydrocortisone

Đây là một loại corticosteroid dạng nhẹ dùng cho các trường hợp bị vảy nến nhỏ không cần kê đơn. Tác dụng của loại thuốc này là giúp kháng viêm, giảm ngứa nhưng nếu trong trường hợp bị nặng hơn thì có thể bệnh nhân sẽ phải dùng corticosteroid loại kê đơn.

2.3. Axit salicylic

Hoạt chất axit salicylic chứa trong các thuốc bôi vảy nến giúp làm mềm các vảy da bong tróc và hỗ trợ giảm viêm, đặc biệt hiệu quả với những người bị vảy nến da đầu. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần phải lưu ý về thời gian điều trị vì nếu lạm dụng thuốc có thể gây đỏ da, khô và ngứa da.

2.4. Các thuốc bôi giảm ngứa

Ngứa da là triệu chứng điển hình của vảy nến gây ra không ít khó chịu cho người bệnh. Do đó để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể dùng các thuốc bôi giảm ngứa có chứa long não, calamine, hydrocortison hay tinh dầu bạc hà. 

Vảy nến bôi thuốc gì và uống thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bệnh nhân

Vảy nến bôi thuốc gì và uống thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bệnh nhân

3. Nhóm thuốc điều trị vảy nến kê đơn

Đối với những ca bị vảy nến với các mảng bong tróc nhiều, kích thước lớn, chảy máu, kèm nứt da,... thì bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc bôi da cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc.

3.1. Corticoid

Một số thuốc corticoid kê đơn mạnh hơn hydrocortison cần phải kể đến trong danh sách này là clobetasol hoặc triamcinolone. Các thuốc thuộc nhóm corticoid khi sử dụng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những phản ứng nghiêm trọng do dùng sai cách. 

3.2. Retinoids

Thuốc chứa retinoids có thể được sản xuất theo dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da. Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi bôi retinoids đó là kích ứng da và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Thuốc không dành cho phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai và cho con bú.

3.3. Thuốc ức chế calcineurin

Vảy nến bôi thuốc gì? Nằm trong danh sách này còn có các thuốc ức chế calcineurin, bao gồm pimecrolimus và tacrolimus với công dụng hạn chế đóng vảy ngoài da và làm dịu các nốt phát ban. Ngoài ra thuốc còn có thể dùng cả cho những vùng da mỏng như ở mí mắt (vị trí mà hạn chế dùng kem corticosteroid do có thể gây kích ứng). 

Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra cần dùng thuốc theo đúng liệu trình, không dùng kéo dài và lạm dụng vì thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch, ung thư da. 

3.4. Thuốc Anthralin

Đây là một dạng thuốc có tác dụng làm chậm sự tăng sinh của tế bào da, kích thích loại bỏ các lớp vảy nến giúp da trở nên mịn màng hơn. Ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn, bệnh nhân cần tránh việc dùng thuốc cho mắt và vùng kín. Để hạn chế tình trạng bị ố phần móng và bàn tay thì khi thoa thuốc bạn nên đeo găng tay.

Việc sử dụng thuốc bôi vảy nến cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc bôi vảy nến cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

3.5. Các chế phẩm tương tự vitamin D

Để điều trị tình trạng vảy nến, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin D đơn lẻ hoặc dùng kèm theo các kem corticosteroid khác. Một số chế phẩm tương tự vitamin D gồm có calcipotriene với tác dụng chính là giảm tăng sinh tế bào da và hạn chế các triệu chứng của vảy nến.

Như vậy bài viết trên đây đã tổng hợp các loại thuốc tiêu biểu giúp trả lời cho câu hỏi “vảy nến bôi thuốc gì?”. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng vảy nến và chưa lựa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín, hãy đến khám tại Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ của Khoa Da liễu sẽ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khoá: vảy nến vitamin D

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.