Tin tức
Biến chứng bệnh thận mạn do đái tháo đường nên điều trị thế nào cho hiệu quả?
- 24/08/2022 | Chăm sóc người bệnh gặp biến chứng tiểu đường gây loét da
- 27/08/2024 | Biến chứng tiểu đường và những lưu ý để phòng tránh
- 11/09/2024 | Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường: Hiểu rõ để phòng tránh
Kiểm soát tốt sức khỏe sau 10 năm bị biến chứng thận đái tháo đường
Nữ bệnh nhân P.T.L, 57 tuổi, đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Nghệ An kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cô L., cho biết, bản thân có chẩn đoán và điều trị đái tháo tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu 16 năm; cách đây 10 năm có phẫu thuật thay thủy tinh thể do biến chứng mắt đái tháo đường. Năm 2020 có tăng huyết áp khẩn cấp 1 lần và 1 lần tổn thương thận cấp.
Về phía gia đình, mẹ mắc đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đột quỵ não (đã mất). Anh trai và em trai mắc ĐTĐ type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Con gái bị rối loạn dung nạp đường huyết trong lúc mang thai.
Hiện cô L., đang điều trị thuốc theo đơn bảo hiểm tại một bệnh viện tỉnh, có tái khám hàng tháng, nhưng ít được làm các xét nghiệm theo dõi biến chứng đái tháo đường và tăng huyết áp nên đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Nghệ An khám.
Với chẩn đoán sơ bộ đái tháo đường type 2, biến chứng mắt do đái tháo đường đã phẫu thuật, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid máu, bác sĩ thăm khám và chỉ định cô L., thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết phục vụ theo dõi biến chứng.
Từ kết quả thăm khám đó, bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân biến chứng thận do đái tháo đường/ Đái tháo đường type 2, bệnh mắt do đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Bác sĩ Võ Thị Lê - Chuyên khoa Nội, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Nghệ An cho biết: Ở bệnh nhân này hướng điều trị là kiểm soát đường máu ưu tiên nhóm thuốc ức chế SGLT-2 nhằm mục tiêu bảo vệ cầu thận, giảm biến cố tim mạch. Ngoài ra, cần kiểm soát huyết áp bằng thuốc bảo vệ cầu thận (nhóm UCMC, UCTT), Statin nhằm điều chỉnh LDL-C mục tiêu giảm biến cố tim mạch, tư vấn về chế độ ăn và tập luyện.
Tái khám sức khỏe của bệnh nhân ổn định và các chỉ số xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.
Bệnh thận đái tháo đường gây biến chứng nguy hiểm thế nào?
Số liệu thống kê cho biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó có hơn 55% bệnh nhân có biến chứng và biến chứng thận chiếm tới 24% số người mắc. Căn bệnh này ngày càng gia tăng, thống kê tính đến năm 2040 căn bệnh này sẽ đứng hàng thứ 5 về tỷ lệ tử vong do bệnh tật trên thế giới và tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bệnh thận mạn không được phát hiện ở giai đoạn sớm là rất cao.
Bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng đường huyết mạn tính không được kiểm soát sẽ gây tổn thương thận mạn tính và làm giảm mức lọc cầu thận từ từ, có nguy cơ tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu hoặc ghép thận.
Ngoài ra, “kẻ giết người thầm lặng” này còn là nguyên nhân gây các bệnh lý nguy hiểm khác như võng mạc, thần kinh, tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau ngực, nhồi máu cơ tim...
Đây là bệnh lý mạn tính cần theo dõi, quản lý và điều trị suốt đời để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và giảm gánh nặng chi phí điều trị y tế. Vì vậy, người dân cần chẩn đoán sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm bệnh và biến chứng nếu có để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường nên làm xét nghiệm nào?
Xét nghiệm máu định kỳ giúp kiểm soát chặt chẽ biến chứng thận đái tháo đường
Theo bác sĩ Lê, trên bệnh nhân này, ngoài các xét nghiệm theo dõi định kỳ thì để phát hiện sớm biến chứng thận cho người bệnh, bác sĩ còn cần phải làm hai xét nghiệm sau đây:
- Creatinine huyết thanh và GFR (độ lọc cầu thận): Đây là xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng thận. GFR giúp phát hiện sớm suy thận, một biến chứng phổ biến của tiểu đường.
- Xét nghiệm mciroalbumin niệu và tỷ lệ albumin/creatinine trong nước tiểu: Albumin trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của tổn thương thận, đặc biệt trong trường hợp bệnh thận tiểu đường.
Cật nhật phác đồ điều trị mới cho bệnh nhân đái tháo đường
Bác sĩ Lê cho biết: Thuốc ức chế SGLT2 là một nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ chức năng thận trên bệnh nhân có hoặc không có đái tháo đường. Các thuốc quen thuộc của thuộc nhóm này bao gồm empagliflozin, dapagliflozin, làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, chậm tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối phải lọc máu, ghép thận cũng như giảm tử vong do bệnh thận.
Vì vậy, ở bệnh nhân L., bác sĩ đã kết hợp song song thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, đồng thời kết hợp điều trị bằng một thuốc thuộc nhóm ức chế SGLT2 là Forxiga (dapagliflozin) để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết và giảm “gánh nặng” cho thận.
Các chỉ số xét nghiệm trở về ngưỡng bình thường sau khi bệnh nhân được bác sĩ kê đơn điều trị, trong đó có thuốc SGLT2i., tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Nghệ An
Hội Thận học Quốc tế KDIGO 2024 khuyến cáo:
- Khuyến cáo sử dụng SGLT2i (1A) cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2, CKD có eGFR >= 20ml/phút/1,73m2.
- Lưu ý: khi đã bắt đầu sử dụng SGLT2, có thể tiếp tục dùng ngay cả khi eGFR xuống dưới 20ml/phút/1,73m2 trừ khi không dung nạp được hoặc bắt đầu thay thế thận.
- Có thể tạm dừng SGLT2 trong lúc nhịn ăn kéo dài, phẫu thuật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo để tránh nguy cơ toan ceton.
Xu hướng điều trị mới nhất của ĐTĐ là nhóm thuốc ức chế SGLT2, tiếp cận đa chiều trong điều trị ĐTĐ, giúp kiểm soát đường huyết tốt, giảm cân, giảm mỡ tạng, giảm huyết áp, giảm acid uric, tốt cho người bệnh gan thoái hóa mỡ không do rượu, điều trị suy tim và bệnh thận mạn.
Từ những nghiên cứu và kết quả của thực tế điều trị thành công hàng trăm ca bệnh, bác sĩ Lê nhấn mạnh: “SGLT2i là một liệu pháp có ý nghĩa rất lớn trong lâm sàng, có thể chỉ định điều trị với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ, có yếu tố nguy cơ tim mạch cao và kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát đường huyết ở các giai đoạn khác nhau của bệnh”.
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến, ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam, nhưng lại diễn biến thầm lặng. Quá trình tiến triển thành đái tháo đường type 2 mát từ 4-7 năm, nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều chứng, một trong những biến chứng thường gặp là biến chứng mạch máu gồm: Biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh cầu thận, thần kinh, bệnh võng mạc; Biến chứng mạch máu lớn như bệnh động mạch vành, động mạch ngoại vi hay đột quỵ. Vì vậy, sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ được xem là giải pháp “vàng” để phát hiện sớm bệnh, từ đó được chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp quản lý sức khỏe tốt nhất
Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị y tế phủ rộng nhất cả nước với 01 Bệnh viện, 43 Phòng khám tại Việt Nam và 01 Phòng khám tại Campuchia có gần 3 thập kỷ kinh nghiệm, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đa chuyên khoa; cùng sở hữu thống máy móc trang thiết bị hiện đại, tự động hoàn toàn cho kết quả chẩn đoán chính xác, tin cậy.
Đặc biệt, về lĩnh vực xét nghiệm MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế đầu tiên có dịch vụ xét nghiệm đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam, áp dụng song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022 và CAP (Hoa Kỳ), phục vụ hơn 2.000 danh mục xét nghiệm đa chuyên khoa, trong đó có đầy đủ bộ bệnh lý tiểu đường với kết quả chính xác, tin cậy giúp người dân ân tâm theo dõi, kiểm soát bệnh chính xác, hiệu quả.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển, người dân có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phục vụ trên toàn quốc bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi, kết quả chính xác với giá niêm yết và chỉ thu thêm 10.000 đồng/ lần lấy mẫu, trả kết quả.
Để được hỗ trợ tư vấn, thăm khám hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (hỗ trợ 24/24h).
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
