Tin tức
Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai như thế nào?
- 14/07/2021 | Góc giải đáp: Mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không?
- 19/07/2021 | Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu, 2 bệnh này khác nhau như thế nào?
- 17/05/2021 | Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên lưu ý
- 26/04/2021 | Vắc xin phòng thủy đậu - tất tần tật các vấn đề liên quan
1. Sơ lược về bệnh thủy đậu
Trước khi chia sẻ về những biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này. Thực tế, bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là trái rạ, do virus Varicella tấn công và gây bệnh. Theo chia sẻ của bác sĩ, virus Varicella không chỉ là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu (chủ yếu ở trẻ em) mà còn làm nảy sinh bệnh Zona (chủ yếu ở người lớn).
Tổng quan về bệnh thủy đậu
Thủy đậu không chỉ là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính mà khả năng lây truyền từ người này sang người khác cũng rất cao. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em. Đặc biệt, bệnh lý này thường dễ bùng phát ở mùa xuân do tiết trời ẩm nồm, tạo điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh và phát triển. Khi bị virus Varicella tấn công và gây bệnh, cơ thể bạn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước ở nhiều vị trí như mặt, lưng, tay, tay, chân, lưỡi, miệng,...
Vậy con đường lây truyền của bệnh lý này là gì? Thực tế, thông qua những hành động tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus. Tuy nhiên, đó không chỉ là con đường lây nhiễm bệnh duy nhất vì loại virus này có thể tồn tại trong không khí dưới dạng nước bọt. Do đó, khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc nói chuyện có thể bắn nước bọt ra ngoài và đây cũng là cơ hội để virus lây lan cho người khác nếu họ không biết cách phòng tránh.
2. Các biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Thủy đậu là một trong những bệnh lý tưởng chừng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như viêm não, nhiễm trùng máu,... Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu mắc phải căn bệnh này cần phải theo dõi và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải những biến chứng gây nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Các biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Vậy các biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể mắc phải là gì? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này, sau đây là một số chia sẻ xoay quanh các biến chứng thường gặp ở thai phụ khi mắc bệnh:
2.1. Hội chứng thủy đậu bẩm sinh
Khi mẹ bầu bị mắc thủy đậu trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ gặp phải 1 số hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Đó là các hội chứng như sau:
-
Sẹo da.
-
Gặp phải các vấn đề bất thường về thần kinh. Ví dụ như dị tật đầu nhỏ, hội chứng Horner,...
-
Gặp phải các vấn đề bất thường ở tay chân. Ví dụ như nhược chi,...
-
Gặp phải các bất thường xảy ra ở mắt. Ví dụ như đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu,...
-
Gặp phải các bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa. Ví dụ như trào ngược dạ dày, viêm tắc ruột,...
-
Bé khi sinh ra có cân nặng rất thấp.
-
Rủi ro tỷ vong sau sinh trong vòng vài tháng đầu. Rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 30%.
-
Rủi ro mắc zona trong khoảng 4 năm tuổi đầu tiên. Rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 15%.
2.2. Sảy thai
Theo thống kê, với những phụ nữ mang thai nhưng bị thủy đậu thì có khoảng 80% trường hợp gặp phải biến chứng này. Phần lớn các thai phụ bị sảy thai ở thời điểm tuổi thai chưa được 12 tuần tuổi. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, từ đó làm thai ngừng phát triển. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sảy thai do thủy đầu chính là hiện tượng âm đạo chảy máu. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể để dễ dàng nắm bắt tình trạng sức khỏe và kiểm tra, can thiệp kịp thời.
Thủy đậu có thể dẫn đến sẩy thai
2.3. Chuyển dạ và sinh non
Một biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể gặp phải là tình trạng chuyển dạ và sinh non. Đối với biến chứng này, tỷ lệ thai phụ bị thủy đậu mắc phải nằm trong khoảng 10 - 12%. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, các bạn nên chủ động theo dõi và khám thai định kỳ.
Sinh non là một biến chứng của bệnh thủy đậu
2.4. Bé bị nhiễm thủy đậu sơ sinh
Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai tiếp theo chính là việc trẻ sinh ra bị nhiễm thủy đậu sơ sinh do virus truyền từ mẹ sang con. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 5 ngày trước khi sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh.
2.5. Các biến chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải
Ngoài những biến chứng xảy ra trên thai nhi thì mẹ bầu cũng có thể gặp 1 số biến chứng nghiêm trọng nếu bị mắc thủy đậu trong quá trình mang thai. Có thể liệt kê 1 số biến chứng như sau:
-
Tình trạng bội nhiễm vì nốt thủy đậu bị vỡ hoặc da bị tổn thương do bị xước. Điều này có thể gây nên tình trạng viêm mủ da, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm cầu thận cấp. Lúc này, mẹ bầu cần phải được điều trị ngay để tránh biến chứng nặng, có thể viêm mô tế bào cũng như nhiễm khuẩn máu. Ngoài ra, việc điều trị sớm cũng đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh để lại sẹo rỗ về sau này.
-
Biến chứng viêm phổi. Biến chứng này thường xuất hiện nếu mẹ bầu hút thuốc lá và những mẹ bầu bị trên 100 nốt thủy đậu. Thông thường, tỷ lệ mắc biến chứng này chiếm khoảng 5 đến 10%.
-
Biến chứng về thần kinh: viêm não, zona, áp - xe não, hội chứng Guillain-Barré,...
Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh thắc mắc những biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai là gì. Hy vọng các bạn, đặc biệt là những chị em đang mang thai, người thân của thai phụ nên tham khảo nhiều hơn để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!