Tin tức
Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào và một số dấu hiệu giúp nhận biết mang thai sớm
- 19/11/2024 | Bị đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu là do đâu và phương hướng xử trí
- 08/12/2024 | Mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai: Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện an toàn
- 09/12/2024 | Hiện tượng đánh trống ngực khi mang thai và cách xử trí
1. Phân biệt bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?
1.1. Về hình dáng
Giữa bụng bầu và bụng mỡ có sự khác nhau tương đối rõ về hình dáng bụng:
- Bụng bầu
Người mang bầu thường có bụng hình tròn, căng và nhô cao phía trên rốn. Khi mang thai, quá trình tăng về kích thước tử cung sẽ kéo theo hiện tượng bụng bị đẩy ra phía trước.
- Bụng mỡ
Bụng mỡ thường không có hình dạng đều, mềm và tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng dưới hoặc hai bên hông.
Hình ảnh giúp dễ phân biệt bụng bầu khác với bụng mỡ thế nào
1.2. Về cảm giác khi chạm vào bụng
Chạm tay vào bụng bầu và bụng mỡ bạn cũng sẽ nhận ra sự khác biệt:
- Bụng bầu
Khi chạm tay vào có cảm giác cứng và hơi căng do tử cung phát triển và bên trong có chứa thai nhi.
- Bụng mỡ
Chạm tay vào bụng mỡ sẽ thấy mềm hơn, cảm nhận được lớp mỡ dày bên dưới da chứ không có sự căng cứng như bụng bầu.
1.3. Về sự thay đổi kích thước và hình dạng theo thời gian
- Bụng bầu
Theo từng tuần thai, bụng bầu sẽ ngày càng lớn lên, nhất là từ 3 tháng giữa trở đi.
- Bụng mỡ
Bụng mỡ không thay đổi theo tuần như bụng bầu mà tăng hoặc giảm mỡ bụng phụ thuộc nhiều vào chế độ tập luyện và ăn uống.
1.4. Vị trí của bụng
- Bụng bầu
Hầu hết các trường hợp bụng bầu đều có xu hướng nhô ra phía trước và lên trên. Khi thai nhi phát triển, bụng sẽ nhô cao và bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở vùng bụng trên.
- Bụng mỡ
Do mỡ thường tập trung ở hai bên hông và bụng dưới nên bạn sẽ nhìn thấy bụng không có sự phân bố đều và không nhô lên như bụng bầu.
2. Một số dấu hiệu thường gặp giúp nhận diện mang thai sớm
Những người mới mang thai lần đầu thường băn khoăn bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào khi nghi ngờ về khả năng mang thai. Ngoài sự thay đổi về hình dáng, kích thước bụng, phụ nữ còn có thể thông qua các dấu hiệu sau để nhận diện sớm việc mang thai:
2.1. Trễ kinh
Dấu hiệu chậm kinh là một trong những biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của việc mang thai. Với một người vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng bỗng nhiên trễ kinh bất thường thì dấu hiệu này có thể cho thấy khả năng mang thai. Lúc này, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chậm kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu mang thai vì chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi do căng thẳng, chế độ ăn uống, hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Trễ kinh là dấu hiệu sớm cho thấy sự xuất hiện của thai kỳ
2.2. Hay bị uể oải, mệt mỏi
Ba tháng đầu của thai kỳ phụ nữ thường cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Điều này xảy ra khi cơ thể bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone progesterone, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình mang thai. Hormone này tăng lên là nguyên nhân gây thiếu năng lượng, buồn ngủ và dễ mệt mỏi hơn bình thường.
2.3. Buồn nôn và hay bị nôn khan
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, xảy ra khi hormone hCG làm thay đổi chức năng của dạ dày. Lúc này, bên cạnh băn khoăn bụng bầu khác bụng mỡ như thế nào, nhiều chị em sẽ đặt dấu hỏi về việc buồn nôn.
Khi mang thai giai đoạn đầu, phụ nữ thường buồn nôn và nôn khan. Một số phụ nữ có thể chỉ cảm thấy buồn nôn mà không nôn ra, nhưng cũng có những trường hợp bị nôn nhiều lần trong ngày. Tình trạng này sẽ giảm dần vào khoảng tháng thứ 4 trở đi.
2.4. Thay đổi ở ngực
Trong những tuần đầu thai kỳ, ngực người phụ nữ có thể căng tức, nhạy cảm hơn hoặc đau khi chạm vào. Đây là kết quả của sự tăng tiết hormone estrogen và progesterone để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này. Ngoài ra, quầng vú của phụ nữ mang thai thường trở nên sẫm màu hơn và các tĩnh mạch nổi rõ hơn trên ngực.
2.5. Đi tiểu thường xuyên
Khi thai nhi bắt đầu phát triển, tử cung sẽ lớn dần và đè lên bàng quang nên phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều lần trong ngày. Dấu hiệu này có thể đến ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, nhất là vào những tháng cuối.
2.6. Đau lưng và đau bụng dưới nhẹ
Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ cảm thấy đau vùng dưới thắt lưng hoặc đau bụng dưới nhẹ. Cảm giác đau này xuất phát từ sự thay đổi của tử cung khi thai nhi bắt đầu phát triển.
Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến các cơ và khớp xung quanh vùng bụng trở nên lỏng lẻo hơn từ đó gây nên cảm giác đau lưng, đau nhẹ bụng dưới.
2.7. Thay đổi tâm trạng
Sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của người phụ nữ. Vì thế, nếu bỗng nhiên cảm thấy dễ cáu gắt, nhạy cảm hoặc thậm chí là hay khóc mà không rõ lý do thì đây cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai.
Kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa giúp chẩn đoán đúng về khả năng mang thai
Hy vọng với những thông tin phân tích trên đây, bạn đã thấy được bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào và nhận biết được các dấu hiệu mang thai sớm. Muốn chắc chắn hơn về trường hợp của mình, khi có dấu hiệu nghi ngờ mang thai, bạn hãy kiểm tra bằng que thử thai sau đó đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán đúng về khả năng mang thai.
Để chẩn đoán, chăm sóc thai kỳ toàn diện cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
