Tin tức

Mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai: Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện an toàn

Ngày 08/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Bị đau xương cụt khi mang thai hầu hết các trường hợp khởi phát từ nguyên nhân đó. Mẹ bầu có thể tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của hiện tượng này và cách khắc phục để có thai kỳ an toàn qua những thông tin sau.

1. Như thế nào là bị đau xương cụt khi mang thai?

Đau xương cụt khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu cảm thấy đau nhức ở xương cụt và vùng lưng dưới. Cơn đau này có thể âm ỉ hoặc đau nhói, đau kéo dài, tăng mức độ đau sau khi mẹ bầu đã trải qua một thời gian đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Đặc biệt, khi mẹ bầu thay đổi tư thế quá nhanh, cảm giác khó chịu do cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt. Đôi khi, cơn đau lan xuống vùng mông hoặc tạo cảm giác căng tức vùng chậu.

Đau xương cụt khi mang thai dễ nghiêm trọng hơn ở các tháng cuối thai kỳ

Đau xương cụt khi mang thai dễ nghiêm trọng hơn ở các tháng cuối thai kỳ

2. Mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai xuất phát từ nguyên nhân nào?

2.1. Tăng cân và thay đổi cấu trúc cơ thể

Thai nhi càng phát triển thì cơ thể mẹ bầu càng dễ tăng trọng lượng. Đây chính là áp lực tạo ra cho xương chậu và xương cụt, khiến vùng này bị đau, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Mặt khác, trong thai kỳ, các cơ, dây chằng và khớp xương chậu cũng phải thích nghi với sự có mặt của thai nhi để điều chỉnh cho phù hợp. Những thay đổi này thường rõ rệt hơn khi đầu thai nhi bắt đầu quay xuống dưới. Đây cũng là áp lực lên các vùng của cơ thể và khiến mẹ bầu đau xương cụt khi mang thai

2.2. Thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự tăng lên về nồng độ hormone relaxin. Sự tăng lên này giúp cho các khớp và dây chằng được làm mềm, chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Cũng chính sự thay đổi đó làm cho khớp và xương vùng chậu trở nên lỏng lẻo, dễ bị tổn thương từ đó sinh ra hiện tượng đau xương cụt khi mang thai.

2.3. Sự phát triển của của thai nhi và cơn co tử cung

Sự phát triển của thai nhi có thể tạo ra áp lực lên các cơ và dây chằng vùng xương chậu. Thai nhi càng lớn thì áp lực này càng tăng và càng dễ gây đau xương cụt khi mang thai. Ngoài ra, các cơn co thắt tử cung cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau xương cụt và vùng lưng dưới.

Cơ thể thay đổi để giúp thai nhi tăng trưởng dễ làm mẹ bầu đau xương cụt

Cơ thể thay đổi để giúp thai nhi tăng trưởng dễ làm mẹ bầu đau xương cụt

3. Khắc phục đau xương cụt khi mang thai thế nào để đảm bảo an toàn?

3.1. Thực hiện bài tập giãn cơ

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau nếu bị đau xương cụt khi mang thai là thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng:
- Tư thế con mèo - con bò 

+ Đầu tiên, hãy để người ở tư thế quỳ gối xuống sàn, hai tay cũng chống xuống sàn, lưng giữ thẳng.

+ Hít vào, võng lưng xuống, đẩy hông ra sau, đầu ngẩng lên.

+ Thở ra, cong lưng lên, hóp bụng vào, đầu cúi xuống.

Lặp lại động tác này 5 - 10 lần để giảm căng thẳng vùng lưng và xương cụt.

- Tư thế ngồi xổm 

+ Đứng thẳng người sau đó từ từ đưa đầu gối hạ xuống trong tư thế ngồi xổm.

+ Đặt hai tay chắp trước ngực, giữ nguyên 10 - 15 giây rồi đứng lên.

Đây là tư thế hỗ trợ mở rộng xương chậu và giảm bớt áp lực cho vùng xương cụt, giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu.

- Bài tập kéo giãn cơ đùi và cơ mông

+ Ngồi trên sàn, duỗi một chân thẳng, chân kia gập lại, đặt bàn chân sát đùi chân duỗi.

+ Nghiêng người dần dần về phía trước để cho hai bàn tay chạm vào bàn chân. Giữ nguyên 15 - 20 giây sau đó đổi chân.

3.2. Thay đổi tư thế ngồi và nằm

Mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai cũng thường do tư thế ngồi hoặc nằm ngủ không đúng. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần sửa lại tư thế để ngồi thẳng lưng và tránh ngồi quá lâu một chỗ. Khi ngủ, mẹ bầu hãy nằm nghiêng sang bên trái, dùng một chiếc gối kê bên dưới bụng để áp lực cơ thể cho vùng xương chậu và xương cụt.

3.3. Massage nhẹ nhàng

Thực hiện các động tác massage vùng lưng dưới, xương chậu và xương cụt có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Khi massage mẹ bầu có thể dùng các loại dầu chứa thành phần tự nhiên như gừng, oải hương để thư giãn, tạo tâm lý thoải mái để tăng hiệu quả giảm đau.

Nếu không tự thực hiện được, mẹ bầu có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ chuyên gia hoặc người thân. Thường xuyên massage vừa cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, vừa giảm căng thẳng để giúp bà bầu có giấc ngủ chất lượng.

Massage thư giãn giúp giảm đau xương cụt khi mang thai

Massage thư giãn giúp giảm đau xương cụt khi mang thai

3.4. Dùng đai nâng bụng

Đai nâng bụng là sản phẩm hỗ trợ cho bà bầu bằng cách giảm bớt trọng lượng bụng và giảm áp lực lên xương chậu và xương cụt. Những tháng cuối thai kỳ, sử dụng đai nâng bụng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức cũng sẽ giảm được tình trạng đau xương cụt. Hàng ngày, mẹ bầu có thể lựa chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ,... để tăng cường sức khỏe và giúp giảm áp lực cho xương chậu.

Đau xương cụt khi mang thai sẽ gây nên nhiều khó chịu cho mẹ bầu nhưng nếu được chăm sóc đúng cách thì hầu hết trường hợp không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đau xương cụt khi mang thai kéo dài và không có dấu hiệu giảm bớt thì mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ. Đặc biệt, nếu cơn đau kèm theo triệu chứng bất thường như chảy máu, sưng hoặc đau dữ dội thì mẹ bầu không được chần chừ mà cần có sự can thiệp y khoa ngay.

Để đánh giá đúng tình trạng đau xương cụt khi mang thai hoặc cần theo dõi, chăm sóc thai kỳ an toàn, mẹ bầu có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ Sản phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Từ khoá: bà bầu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ