Tin tức

Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Ngày 16/02/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện thường do đường huyết quá cao gây tổn thương mạch máu, tổn thương các cơ quan. 

1. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất

Tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên toàn cơ thể.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm

Những biến chứng nặng khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát mà người bệnh có thể gặp bao gồm:

1.1. Biến chứng ở da

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, không ngoại trừ ảnh hưởng đến da, thậm chí đây còn là biến chứng xuất hiện đầu tiên. Biến chứng trên da do tiểu đường hầu hết có thể điều trị và kiểm soát được.

Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập làm tổn thương da. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải các bệnh như: u hạt vòng, bệnh bạch biến, bệnh gai đen, u mỡ vàng, mụn nhọt, u hạt vòng, phỏng nước, ban vàng,… Thực tế những bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở bất cứ ai song người bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải cao hơn, hon nữa bệnh cũng thường kéo dài dai dẳng dễ tái phát.

1.2. Biến chứng ở mắt

Nồng độ đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và gây biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt, giảm hoặc mất thị lực. Các biến chứng này nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương, giảm thị lực mắt

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương, giảm thị lực mắt

Do vậy, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên đi khám mắt định kỳ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt để điều trị phòng ngừa.

1.3. Biến chứng thần kinh

Có đến một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh khi không kiểm soát được đường máu ổn định. Nguyên nhân do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác ở chân và tay. 

Nghiêm trọng hơn, biến chứng thần kinh có thể khiến người bệnh không cảm giác được dấu hiệu nguy hiểm ở chân, nguy cơ loét bàn chân cho chấn thương. Không ít bệnh nhân phải cắt cụt chân để khắc phục biến chứng thần kinh do tiểu đường.

1.4. Tiểu đường gây biến chứng thận

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. 

Thận là cơ quan làm nhiệm vụ như máy lọc độc chất của cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu, nuôi dưỡng thận là hệ mạch máu nhỏ dày đặc. Đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đường máu nuôi này, chức năng thận suy kiệt dần và cuối cùng dẫn đến suy thận.

 Tiểu đường có thể biến chứng gây suy thận

 Tiểu đường có thể biến chứng gây suy thận

Hệ quả là các chất độc hại trong cơ thể không được thải bỏ tốt mà tích lũy trong máu, gây hại ngược lại cho các cơ quan. Triệu chứng của người bệnh tiểu đường gặp biến chứng ở thận gồm: huyết áp tăng, phù, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Để phòng ngừa biến chứng này, cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết và tầm soát biến chứng thận định kỳ.

1.5. Biến chứng tim mạch

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu,… hơn gấp 2 - 3 lần người bình thường. Trung bình cứ khoảng 5 phút trên thế giới lại có 1 người bị nhồi máu cơ tim có liên quan đến tiểu đường.

Trong đó, xơ vữa mạch vành còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não,… Nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu can thiệp chậm trễ.

Do vậy, người tiểu đường ngoài kiểm soát đường huyết cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có.

Biến chứng tiểu đường xảy ra ở nhiều cơ quan

Biến chứng tiểu đường xảy ra ở nhiều cơ quan

Có thể thấy, các biến chứng của bệnh tiểu đường rất đa dạng, xảy ra ở nhiều cơ quan và đều gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Kiểm soát tốt đường huyết là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa những biến chứng này. Nếu gặp phải biến chứng, người bệnh cần đi khám để kịp thời xử lý, tránh gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

2. Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh, tuổi thọ bình thường nếu điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt. Đặc biệt là cần phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng các biện pháp sau:

2.1. Kiểm soát tốt đường huyết

Đây là cách ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường tốt nhất, bạn cần giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức an toàn như sau:

  • HbA1c < 7%.

  • Chỉ số đường huyết khi đói: 3.9 - 7.2 mmol/l.

  • Chỉ số đường huyết trước khi ăn: < 7.2 mmol/l.

  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2h: < 10 mmol/l.

2.2. Tuân thủ thuốc điều trị

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, do vậy bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần tái khám định kỳ 1 - 3 tháng/lần tùy tình trạng bệnh nhân để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả của thuốc cũng như xem xét thay đổi liều dùng nếu cần thiết.

2.3. Kiểm soát chế độ ăn

Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt lưu ý kiểm soát chế độ ăn để tránh đường huyết tăng cao đột ngột. Các thực phẩm nên hạn chế ăn gồm: thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, muối, chất béo xấu, chất đạm từ động vật.

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan ở dạng hấp, luộc để hạn chế chất béo. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh cơ thể hấp thụ quá nhiều đường trong thực phẩm làm tăng đường huyết.

2.4. Chế độ luyện tập thể thao phù hợp

Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giảm đề kháng insulin, từ đó giảm đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt,… hiệu quả.

Như vậy, các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là khi không kiểm soát tốt đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định cũng như dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu làm xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh viện có triển khai hình thức lấy mẫu tận nơi, giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi cho người bệnh.

Giá xét nghiệm tại nhà bằng với giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng/địa chỉ lấy mẫu nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ