Tin tức
Các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2
- 22/02/2023 | Các triệu chứng ung thư vòm họng cảnh báo sớm bệnh lý!
- 15/02/2023 | Vì sao cần tầm soát ung thư vòm họng và nên thực hiện ở đâu?
- 30/01/2023 | U vòm họng lành tính là gì và phân loại
1. Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2
Về các triệu chứng gây ra bởi bệnh ung thư vòm họng, thường khiến người bệnh nhầm lẫn sang một số bệnh lý về tai mũi họng thông thường. Giai đoạn 2 của bệnh hay còn gọi là giai đoạn khu trú. Ở giai đoạn này, kích thước của khối u nhỏ và vẫn giới hạn trong vòm họng, chưa lây lan tới các vùng lân cận và di căn xa đến những cơ quan khác của cơ thể.
So với giai đoạn đầu, các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2 mà người bệnh gặp phải đã rõ rệt hơn. Cụ thể, có thể kể đến một số triệu chứng như sau:
1.1. Liên quan đến mũi - xoang
Bệnh nhân có hiện tượng ngạt mũi xảy ra cùng bên với bên đầu bị đau. Lúc đầu, nó xuất hiện không thường xuyên. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân bị ngạt mũi một cách liên tục có kèm theo chảy mũi nhầy. Ngoài ra, có thể chảy mủ gây ra bởi viêm xoang, đôi khi người bệnh còn xì ra nhầy mũi có máu.
Bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn 2 bị ngạt mũi cùng bên với bên đau đầu
1.2. Liên quan đến hạch
Người bệnh mắc ung thư vòm họng ở giai đoạn 2 cũng xuất hiện hạch ở cùng bên với khối u. Trong đó, gặp chủ yếu là hạch ở cổ và cũng có thể có hạch ở góc hàm.
Theo đó, lúc đầu, hạch có kích thước nhỏ, về sau to dần lên. Đây là hạch cứng, ấn vào không gây ra cảm giác đau và xung quanh không có biểu hiện viêm. Hạch càng to thì sự di động càng bị hạn chế; đồng thời, khi để lâu hạch bị dính cố định vào cơ hay da, có thể xuất hiện tình trạng sùi và hoại tử.
1.3. Liên quan đến tai
Vì tai mũi họng thông nhau, nên khi có sự xuất hiện của khối u ở khoang họng thì phía tai của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Biểu hiện hay gặp là tình trạng người bệnh cảm thấy khó chịu giống như bị nút ráy tai. Và cảm giác này cũng xuất hiện ở bên tai cùng bên với bên đau đầu. Đi kèm với đó, tình trạng ù tai, nghe kém cũng xuất hiện. Ở một vài trường hợp bệnh nhân có thể bị viêm tai giữa gây ra bởi bội nhiễm.
Tình trạng ù tai, nghe kém cũng xảy ra khi người bệnh bị ung thư vòm họng giai đoạn 2
1.4. Liên quan đến thần kinh
Ở giai đoạn 2, các biểu hiện về kinh bệnh nhân bị ung thư vòm họng thường gặp phải nhất là bị đau đầu, đau nửa đầu, đau vùng thái dương hoặc đau sâu trong hốc mắt.
Ngoài ra, cũng có thể bị tổn thương các dây thần kinh sọ não, ví dụ là chèn ép dây thần kinh sinh ba gây tê bì vùng miệng và mặt cùng bên đầu bị đau.
2. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2
Tùy từng trường hợp cụ thể với bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn 2, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cụ thể, một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm:
2.1. Xạ trị
Bác sĩ sẽ chiếu các chùm tia mang năng lượng cao để tác động, tiêu diệt và không cho tế bào ung thư phát triển lại. Phương pháp điều trị này gây ra các tác dụng phụ như khiến bệnh nhân mệt mỏi, bị rụng tóc, khô da, viêm da, cảm thấy lười ăn,...
2.2. Hóa trị
Phương pháp hóa trị thường được sử dụng sau khi xạ trị hoặc thực hiện đồng thời trong cùng khoảng thời gian với xạ trị.
2.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ khối u chính (nếu có thể) và các hạch bạch huyết có thể được bác sĩ thực hiện nếu ung thư vẫn còn trong các hạch bạch huyết sau khi áp dụng các phương pháp điều trị ở trên.
Song song với việc thực hiện theo đúng những điều bác sĩ đã chỉ định, để góp phần giúp việc điều trị được hiệu quả hơn, bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn. Đồng thời, nên hạn chế ăn có nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, rượu bia. Cùng với đó, nên tập các bài thể dục phù hợp một cách thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, góp phần giúp tinh thần được thoải mái.
Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn 2
3. Có thể làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng?
Bên cạnh việc biết được các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2, bạn có thể lưu lại một số biện pháp sau đây để thực hiện trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đó là:
- Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Xây dựng và duy trì thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây trong bữa ăn để cung cấp cho cơ thể; không ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng. Ngoài ra, nên hạn chế dùng các loại thức ăn quá mặn hoặc đồ ăn lên men, các loại đồ muối chua như cà muối, dưa muối,....
- Không sử dụng các chất kích thích, bia rượu.
- Thực hiện tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đảm bảo tập luyện không quá sức.
- Khám sức khỏe định kỳ. Khi có sự xuất hiện của các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường ở tai mũi họng, nên nhanh chóng đi kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm.
Bỏ hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh ung thư vòm họng
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc thông tin liên quan đến các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể đến trực tiếp tại chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra. Đây là một địa chỉ y tế thực hiện thăm khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý liên quan tai mũi họng uy tín, được đông đảo khách hàng lựa chọn. Bệnh viện có sự quy tụ của đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của hệ thống các trang thiết bị máy móc hiện đại, qua đó hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Để đặt lịch khám sớm và được tư vấn sức khỏe, quý vị vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!