Tin tức
Các dấu hiệu ung thư xương và cách xử lý, phòng tránh
- 02/11/2020 | Tư vấn: Đau nhức vùng xương ức nói lên điều gì?
- 22/10/2020 | Cùng tìm hiểu các phương pháp phát hiện sớm ung thư xương
- 17/03/2020 | Chụp X - quang có phát hiện ung thư xương không?
1. Các dấu hiệu ung thư xương dễ nhận biết
Mỗi giai đoạn của ung thư xương sẽ có các biểu hiện và triệu chứng riêng. Cụ thể:
Dấu hiệu sớm của ung thư xương
Thường thì đây là các nhóm biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh. Tuy rằng các biểu hiện không quá rõ ràng, dễ bị bỏ qua nhưng nếu tinh ý thì người bệnh vẫn có thể tự theo dõi được:
-
Người trẻ tuổi, chưa bước vào độ tuổi trung niên (thường trong khoảng 30 - 40 tuổi) xuất hiện các biểu hiện nhức mỏi tay chân, xương khớp yếu, vô lực như người cao tuổi.
-
Khi thực hiện các hoạt động ngoài trời cần đến thể trạng khỏe mạnh thì tay chân lại đau nhức, bị tê tại vùng khớp hoặc không dồn sức, dồn lực được.
-
Đặc biệt, tại các khu vực xương đau nhức, khi sờ hoặc xoa bóp nhẹ sẽ cảm thấy ấm hơn các vùng da khác.
Các dấu hiệu tê mỏi chân tay dù chưa đến tuổi trung niên có thể là cảnh báo sớm của ung thư xương
Triệu chứng của ung thư xương giai đoạn bệnh phát triển
Khi bệnh đã tiến triển đến các giai đoạn sau thì biểu hiện đi kèm ngày càng rõ ràng. MEDLATEC sẽ tổng hợp lại các biểu hiện theo thứ tự ngẫu nhiên, không nhất thiết là các triệu chứng được liệt kê sau mới là dấu hiệu nghiêm trọng:
-
Bệnh nhân có dấu hiệu tinh thần mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc kiệt quệ, thường xuyên sốt nhẹ và giảm cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân. Việc can thiệp bằng các loại thực phẩm chức năng kích thích ăn uống hoặc thuốc hạ sốt đều không hiệu quả.
-
Đau xương: Các cơn đau từ mức trung bình đến nghiêm trọng chính là dấu hiệu ung thư xương điển hình. Bệnh phát triển càng nặng thì tần suất các cơn đau xuất hiện sẽ càng dày, cường độ đau cũng tăng. Thời điểm các cơn đau thường xuất hiện nhất là vào ban đêm, có thể đau đến mức không ngủ lại được nhưng bệnh nhân lại không xác định được chính xác vị trí bị đau.
-
Xuất hiện các khối u hoặc sưng tại vị trí xương: Khi xương có u thì hiện tượng xương bị sưng, biến dạng là điều dễ hiểu. Mô xương có xu hướng nhô ra ngoài và lồi lõm dị thường. Vùng da tại khu vực có xương bị nổi u cũng dễ bị tấy, sưng đỏ hơn các khu vực khác.
-
Thường xuyên gãy xương: Khi bị ung thư xương, các chức năng xương sẽ bị rối loạn. Chúng gần như mất khả năng chống chịu với ngoại lực, thậm chí khi đã gãy thì rất lâu lành, khó lành, đôi khi khiến bệnh nhân bị liệt chân dù chân đã bó bột.
Bệnh nhân bị ung thư xương vì chức năng xương rối loạn mà rất dễ gãy xương dù chịu tác động không lớn
-
Cơ thể bị biến dạng hoặc nén ép: Ung thư xương càng nặng thì dấu hiệu này càng điển hình, thậm chí có thể phân biệt bằng mắt thường. Hệ xương các chi sau khi ung thư luôn có các thay đổi bất thường, như gù vẹo cột sống, biến dạng xương chi,...
2. Các khu vực dễ xuất hiện dấu hiệu ung thư xương
Ung thư xương được nhận định là thường xuất hiện tại các đòn xương dài và xương dẹt. Một số vị trí xương có thường thể hiện các dấu hiệu ung thư cụ thể bao gồm:
-
Xương chậu.
-
Xương bả vai.
-
Đầu trên xương chày.
-
Đầu dưới xương đùi.
-
Đầu trên xương cánh tay.
-
Đầu dưới xương quay.
3. Nên xử lý như thế nào khi phát hiện các dấu hiệu ung thư xương?
Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân cũng như người thân vào thời điểm phát hiện nguy cơ bị ung thư xương là giữ bình tĩnh cũng như tinh thần lạc quan. Khi các dấu hiệu xuất hiện dày đặc, người bệnh không nên tự ý đưa ra kết luận về tình trạng cũng như uống thuốc, sử dụng phương pháp truyền miệng để chữa trị.
Sau đây là hai hướng xử lý quan trọng mà người bệnh nên thực hiện:
Thực hiện thăm khám kịp thời
Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh nên thông báo đầy đủ các dấu hiệu ung thư xương mà mình theo dõi được với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám lâm sàng cũng như nghiên cứu thể trạng, tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc một số xét nghiệm sau đây:
-
Chụp X-quang xương: Đây là cách tối ưu nhất để xác định số lượng xương tổn thương, sự xâm lấn phần mềm.
Chụp X-quang xương là một trong các phương pháp chẩn đoán ung thư xương chính xác
-
Chụp cắt lớp: Phương pháp này có thể đánh giá các tổn thương trong tủy xương và ngoài bề mặt xương.
-
Chụp MRI: Hỗ trợ đánh giá các trường hợp xương bị tổn thương nặng, bị xâm lấn thần kinh và các mạch máu.
-
Chụp xạ hình xương.
-
Chụp PET/CT: Các vấn đề liên quan đến sarcoma phần mềm, xương đã tái phát hoặc di căn xa sẽ được theo dõi. Tổn thương ác tính cũng được nhận diện sớm.
-
Sinh thiết xương.
Duy trì lối sống lành mạnh
Từ thời điểm bệnh nhân thực hiện thăm khám cho đến lúc bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính thức có thể mất một khoảng thời gian. Không phải bệnh nhân nào cũng được yêu cầu nhập viện nội trú. Vậy người bệnh nên thực hiện sinh hoạt như thế nào khi phát hiện dấu hiệu ung thư xương?
-
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp đủ canxi, ít chất béo, có thể dung nạp nhiều trái cây và rau xanh.
-
Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh mặt trời cũng như các loại hóa chất độc hại khác.
-
Tập thể dục ở mức độ vận động nhẹ nhàng, giãn gân cốt.
Bệnh nhân bị ung thư xương nên hướng đến lối sống lành mạnh, nhẹ nhàng
Như vậy chúng ta đã vừa thống kê các dấu hiệu ung thư xương rõ ràng, dễ phát hiện sớm bệnh. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp, triển khai các gói dịch vụ sàng lọc ung thư xương để phục vụ cộng đồng. Mọi yêu cầu, thắc mắc cần được tư vấn liên quan đến chẩn đoán và điều trị ung thư xương xin vui lòng gọi về cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56. MEDLATEC hân hạnh được bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!