Tin tức
Các phát ban nhiễm trùng thường gặp: cách nhận biết và điều trị
- 16/01/2021 | Dấu hiệu sắp khỏi bệnh sốt phát ban ở trẻ và người lớn
- 02/06/2021 | Nhiễm trùng vết mổ: Cần được nhận biết sớm để xử lý kịp thời
- 27/05/2021 | Cảnh giác với những dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ ngay từ sớm
1. Phát ban nhiễm trùng là gì?
Một trong những loại bệnh ngoài da thường gặp nhất đối với trẻ em là sốt phát ban hoặc phát ban. Người trưởng thành cũng thường gặp phải các hội chứng này:
Bản chất của hội chứng phát ban nhiễm trùng
Phát ban nhiễm trùng là một hội chứng nhiễm trùng với sự xuất hiện của các ban đỏ ngoài da. Nguồn gốc của bệnh là do virus hoặc vi khuẩn. Các bạn đỏ xuất hiện sau khi người bệnh có biểu hiện sốt cao hoặc không sốt. Ban đỏ cũng có những biểu hiện không giống nhau ở từng loại nhiễm trùng không xác định.
Phát ban giống như lên sởi nhưng ở từng người và độ tuổi khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau. Có nhiều các phát ban nhiễm trùng thường gặp trong thực tế. Nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi thường hay bị sốt phát ban nhiều hơn so với người trưởng thành.
Các phát ban nhiễm trùng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ
Triệu chứng chung của phát ban nhiễm trùng
Các phát ban nhiễm trùng thường gặp thường có những triệu chứng tương đối giống nhau. Nhất là biểu hiện phát ban toàn thân hoặc ở những vị trí nhất định. Chúng ta có thể nhận biết hội chứng phát ban nhiễm trùng qua các biểu hiện như: ban nổi là những nốt nhỏ li ti thành từng đám, màu hồng nhạt hoặc màu đỏ và thường không nổi trên da mặt. Có loại phát ban dạng sần, nổi cộm trên da. Hoặc nốt ban đỏ có chứa dịch bên trong. Cũng có dạng ban là nốt mụn có chứa mủ, nhô trên da hoặc nằm trong da.
Các loại phát ban hầu hết đều có dấu hiệu là khiến người bệnh cảm giác ngứa ngày khó chịu. Da nổi ban đỏ trông rất mất thẩm mỹ. Ban nổi lên nhiều như sởi và lan rộng ra nếu như không điều trị đúng lúc.
Phát ban ở trẻ em
2. Các phát ban nhiễm trùng thường gặp là gì?
Dựa trên kết quả khám, xét nghiệm mà bác sĩ có thể xác định bạn đang gặp hội chứng các phát ban nhiễm trùng thường gặp như:
Phát ban do bệnh tinh hồng nhiệt
Bênh thường là phản ứng đối với các bệnh lý bên trong khi bị viêm họng cấp, có sốt cao. Thường được nhận dạng thành các loại phát ban như sau:
Bệnh tinh hồng nhiệt: bệnh do liên cầu A gây nên.Thường gặp ở những người trẻ tuổi nhiều hơn. Ban nổi đỏ sau đó bong thành vảy và mất dần.
Bệnh sởi: Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 7 tuổi. Phát ban những nốt đỏ khắp người từ đầu đến chân tuần tự từ trên xuống dưới. Kèm theo phát ban là dấu hiệu đau họng. Bệnh sẽ tự hết khi nào các nốt ban đỏ nổi hết khắp người và mất dần theo thứ tự mọc.
Bệnh Rubella: là một dạng phát ban như sởi nhưng nổi hạch to và tăng bạch cầu.
Bệnh ngoại ban kịch phát
Cũng là một trong các phát ban nhiễm trùng thường gặp. Bệnh do virus Herpes type 6 (HHV 6) gây nên. Bao gồm các dạng sau:
Phát ban do Enterovirus: Dạng phát ban này giống hệt như sởi nhưng nguồn cơn của bệnh là do Enterovirus gây nên. Phát ban thường kèm theo các dấu hiệu của bệnh cúm mùa, tiêu chảy, đầu đau nặng, đau các cơ.
Nhiễm trùng do virus Epstein-Barr: thường gặp ở người bệnh sau khi sử dụng thuốc Ampicillin. Phát ban và kèm theo tăng bạch cầu đơn nhân.
Phát ban do dị ứng thuốc: tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng. Nhất là các dạng thuốc kháng sinh. Nếu cơ địa dị ứng với thành phần nào đó có trong thuốc thì ngay sau khi sử dụng 30 phút là có biểu hiện phát ban và dị ứng.
Dạng phát ban này còn có thể gặp phải do một số nguyên nhân khác như: ban do virus Parvovirus B19 làm giảm nguyên hồng cầu và tán huyết mãn tính. Phát ban do viêm gan virus B. Hoặc các loại ban do ký sinh trùng gây nên.
Một dạng phát ban ở người lớn
Phát ban nốt có mủ hoặc nốt phỏng
Đây là một trong các phát ban nhiễm trùng thường gặp đối với những người bị thủy đậu hoặc zona, viêm màng não mô cầu, nhiễm trùng tụ cầu. Trong đó:
Ban dạng nốt phỏng là do virus Herpes hay Enterovirus, zona gây nên. Nốt ban ban đầu là nốt đỏ sau đó hình thành nên nốt phỏng, có chứa dịch bên trong.
Ban dạng có mủ thường là do viêm nang lông do tụ cầu. Nốt ban to hơn bình thường, có mủ, lở loét, dạng ban này rất dễ bị nhiễm trùng do làn da bị tổn thương.
Ngoài ra còn có các dạng ban ở ban bàn tay, chân, ban đỏ nút. Thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi nhiều hơn. Phát ban có thể kèm theo sốt nhẹ, vã mồ hôi, mệt mỏi, đau cơ, đau họng. Bạch cầu tăng trong trường hợp này. Bênh có thể kéo dài 2 tuần.
3. Điều trị và phòng ngừa các phát ban nhiễm trùng thường gặp như thế nào?
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các hội chứng phát ban nhiễm khuẩn. Bệnh gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Do vậy, khi gặp phải cần phải xác định rõ nguyên nhân, dạng bệnh và tìm hướng điều trị đúng:
Điều trị bệnh phát ban nhiễm trùng
Hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị đặc hiệu đối với các phát ban nhiễm trùng thường gặp, Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng, theo dõi sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu bất thường hay không.
Khi bị phát ban, người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ nơi ở thoáng mát, sạch sẽ. Uống nhiều nước để làm mát và thải độc cho cơ thể. Có thể dùng khăn lạnh để chườm, làm dịu các vết ban đỏ gây rát da. Hoặc dùng thuốc paracetamol hoặc aspirin liều nhẹ để giảm nhẹ các triệu chứng. Với trẻ nhỏ, nếu phát ban có kèm theo các dấu hiệu như nôn, sốt cao, tiêu chảy, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị phát ban
Phòng ngừa phát ban nhiễm trùng thế nào?
Cách tốt nhất để phòng bệnh là phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân. Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường vitamin C, uống nhiều nước, nhất là những ngày nắng nóng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các phát ban nhiễm trùng thường gặp. Đây là các dạng nhiễm trùng ngoài da dễ gặp phải đối với trẻ em. Mùa nắng nóng này, các bố mẹ nên đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của con. Thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh phát ban mùa hè để giữ cho con luôn khỏe mạnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!