Tin tức
Các phương pháp chữa trị ung thư vú phổ biến hiện nay
- 24/02/2021 | Bỏ quên sức khỏe vòng 1 - bệnh nhân đối mặt với ung thư vú
- 14/01/2021 | Chị em thường sẽ mắc ung thư vú ở độ tuổi bao nhiêu?
- 14/01/2021 | Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra ung thư vú và dấu hiệu nhận biết
1. Phẫu thuật - một trong các phương pháp chữa trị ung thư vú cơ bản
Ở giai đoạn đầu, khối u chỉ mới hình thành nên có kích thước nhỏ và chưa di căn xa. Vì vậy, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị cơ bản là phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô lành xung quanh hay còn gọi là phẫu thuật bảo tồn. Trong trường hợp, tế bào ung thư đã lan rộng đến toàn bộ vú thì người bệnh sẽ bị cắt bỏ tất cả các mô vú, kết hợp nạo hạch. Phương pháp này còn gọi là phẫu thuật triệt căn nhằm ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Ngoài ra, nếu khối u di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các hạch bạch huyết đó và bảo tồn các hạch còn lại. Tùy vào tình trạng của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật bảo tồn hay triệt để.
Phẫu thuật giúp loại bỏ được khối u và giữ được hình dáng của vú. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp những biến chứng như: sưng, đau, chảy máu, nhiễm trùng,…
Phẫu thuật giúp loại bỏ được khối u và giữ được hình dáng của vú
2. Hóa trị - Một trong Các phương pháp chữa trị ung thư vú cần thiết
Hóa trị là một trong các phương pháp chữa trị ung thư vú được áp dụng ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn di căn của bệnh. Những loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong phương pháp này phổ biến nhất đó là: 5 - fluorouracil (5-FU), Cyclophosphamide (Cytoxan), Carboplatin (Paraplatin),… Tất cả chúng khi đưa vào người bệnh nhân đều có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thông thường, việc áp dụng phương pháp hóa trị sẽ được chỉ định trong 3 trường hợp dưới đây:
Trước phẫu thuật:
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hóa trị trước khi phẫu thuật trong trường hợp: khối u có kích thước quá lớn, nằm ở những vị trí khó tiếp cận hoặc bị hạch nách dính không thể phẫu thuật ngay. Do đó, các thuốc sử dụng trong hóa trị sẽ được tiêm vào người bệnh nhân nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u và hạch, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật loại bỏ chúng dễ hơn.
Sau phẫu thuật:
Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ kiến nghị bạn nên thực hiện tiếp phương pháp hóa trị, nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trở lại, đồng thời loại bỏ triệt để các tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc mổ. Do đó, thời gian sống của người bệnh sẽ kéo dài hơn.
Giai đoạn di căn:
Khi tế bào ung thư vú đã lan rộng sang các tổ chức khác thì người bệnh nên tiến hành hóa trị để có thể kiểm soát được tình trạng ung thư. Thuốc được sử dụng trong trường hợp này sẽ giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng bệnh.
Người bệnh sau khi hóa trị xong sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,… nặng hơn có thể gây tổn thương tim, thận.
Người bệnh sau khi hóa trị xong sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,…
3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm mang năng lượng cao hoặc các chất phóng xạ nhằm làm phá hủy cấu trúc của các đoạn ADN, khiến tế bào ung thư vú không thể hồi phục và nhân lên. Hiện nay chủ yếu có hai loại xạ trị đó là: xạ trị ngoài và xạ trị trong.
Xạ trị ngoài:
Là phương pháp dùng một máy lớn chiếu vào bên ngoài cơ thể các chùm tia mang năng lượng cao như: tia X, tia gamma,… Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với những người bệnh vừa mới cắt bỏ khối u, nhằm tránh tình trạng tế bào ung thư có thể xuất hiện trở lại. Ngoài ra, xạ trị ngoài còn được chỉ định thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u lớn.
Xạ trị ngoài là phương pháp dùng một máy lớn chiếu vào bên ngoài cơ thể các chùm tia mang năng lượng cao như: tia X, tia gamma,…
Xạ trị trong:
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xạ trị trong đối với những trường hợp: cắt bỏ toàn bộ vú, khối u có kích thước quá lớn hoặc đã di căn đến các hạch bạch huyết. Khi thực hiện phương pháp này, các chất phóng xạ sẽ được đặt vào trong cơ thể của người bệnh.
Giống như các phương pháp chữa trị ung thư vú khác, thì xạ trị cũng gây ra một số tác dụng phụ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Phổ biến nhất là tình trạng mệt mỏi, mô vú sưng phồng hoặc cứng hơn, da bị nổi đỏ, có khi trở nên sạm đen,… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ biến mất dần sau một thời gian ngắn.
4. Liệu pháp hormone
Đây cũng là một trong Các phương pháp chữa trị ung thư vú thường được áp dụng. Liệu pháp hormone là cách chữa trị được chỉ định trong những trường hợp ung thư vú liên quan đến hormone. Phương pháp sử dụng các thuốc nội tiết có tác dụng làm giảm nồng độ Estrogen hoặc ngăn chặn không cho Estrogen gắn với các thụ thể của nó. Từ đó, các tế bào ung thư vú sẽ không thể phát triển và lan rộng ra tổ chức khác.
Trước hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể thực hiện liệu pháp hormone nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Nếu ung thư đã lan rộng thì cách này cũng giúp thu nhỏ kích thước và kiểm soát khối u.
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị hormone đó là: thuốc ngăn chặn Estrogen gắn với thụ thể: Tamoxifen, Fulvestrant,... và thuốc làm giảm nồng độ Estrogen: Anastrozole, Letrozole,…
Dưới đây là một vài loại thuốc phổ biến thường dùng:
Tamoxifen:
Là loại thuốc được dùng để điều trị ung thư vú cho mọi phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào theo cơ chế ngăn chặn Estrogen gắn với thụ thể. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Tamoxifen, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nguy hiểm như: đục thủy tinh thể, âm đạo bị ra máu, tăng nguy cơ ung thư tử cung,…
Anastrozole:
Anastrozole là loại thuốc ức chế men Aromatase được sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh nhằm làm giảm nồng độ Estrogen. Tuy nhiên, thuốc có thể gây loãng xương, đau khớp, tăng cholesterol trong máu,… Vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về uống.
Liệu pháp điều trị trúng đích:
Là phương pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất tác động và tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư, không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, kích thước khối u, giai đoạn bệnh mà chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp kể trên.
Trong quá trình sử dụng Anastrozole, người bệnh có thể bị đau khớp
Hi vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về các phương pháp chữa trị ung thư vú. Để mang lại hiệu quả tốt và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bạn nên lựa chọn cách chữa trị ung thư vú phù hợp với tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!