Tin tức

Các phương pháp điều trị tụt lợi và cách chăm sóc để ngăn ngừa tái phát

Ngày 10/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tụt lợi là một tình trạng khá phổ biến và thường xuyên gặp phải khi sức khỏe răng miệng không tốt. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ làm cho răng bệnh nhân ê buốt mỗi khi đánh răng, khó vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Tụt lợi xảy ra là do chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt nhưng bệnh điều trị tương đối đơn giản nếu được phát hiện sớm.

Tụt nướu bệnh lý răng miệng xảy ra phổ biến ở mọi người

Tụt nướu bệnh lý răng miệng xảy ra phổ biến ở mọi người

1. Như thế nào là tụt lợi

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng di chuyển xuống cuống răng, khiến cho thân răng bị lộ ra bên ngoài. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một vài răng nhưng cũng có thể nguyên hàm cả trên và dưới. Hiện tượng này xảy ra sẽ kèm với một số triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.

Bệnh có thể được chia làm 2 loại khác nhau. Trong đó một là tụt lợi nhìn thấy được, đây là khi phần lợi bị tụt có thể quan sát bằng mắt thường. Còn lại là không nhìn thấy được do lúc này phần tụt được che phủ, chỉ có thể phát hiện bằng máy dò quanh thân răng xem các vị trí bám dính của mô.

Bệnh nhân mắc bệnh thường có những dấu hiệu dễ nhận biết như lợi sưng đỏ, đau và khó chịu. Chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng miệng hay sau khi sử dụng chỉ nha khoa. Hơi thở có mùi hôi, lợi bị rút lại làm cho răng lung lay.

2. Tụt lợi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, khi tụt nướu sẽ rút về phía chân răng, lộ ra phần thân răng có màu sắc không đồng đều. Phần chân răng cần được lợi bao phủ và bảo vệ, nếu không chúng rất dễ bị ăn mòn do môi trường bên trong khoang miệng, ảnh hưởng đến mạch quản và dây thần kinh quanh răng. 

Bệnh có thể xảy ra cả hàm trên và hàm dưới, ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng trường hợp được gặp nhiều nhất có thể là ở hàm dưới và quanh răng nanh, còn vị trí cửa và hàm ít khi bị tụt. Ngoài ra, nếu có xảy ra thì tình trạng bệnh đã tiến triển vô cùng nghiêm trọng.

Tụt lợi thường rất dễ gặp nhưng lại không nhiều người biết cách điều trị hay khắc phục nó từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng như:

  • Các mảng bám, cao răng, cặn thức ăn mắc vào kẽ răng khiến việc vệ sinh vô cùng khó khăn, gây ra hôi miệng từ đó dẫn đến nguy cơ sâu răng.

  •  Khi nướu bị tụt phần nhạy cảm như chân răng sẽ bị lộ ra ngoài, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, kéo đến các dấu hiệu như ê buốt, viêm tủy răng, chảy máu chân răng, tiêu xương răng,…

  • Tụt nướu gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, tạo nên những kẽ hở giữa các răng, khiến răng trông dài hơn màu sắc không đồng nhất.

Cao răng bám quá nhiều có thể khiến lợi bị tụt

Cao răng bám quá nhiều có thể khiến lợi bị tụt

Tác nhân chính gây nên tình trạng này là do người bệnh vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt, khiến cao răng, các mảng bám tích tụ ở phần lợi lâu dần ngày càng nhiều sẽ đẩy nướu tụt xuống. Đa số điều trị tụt lợi không khó nhưng nếu không được chăm sóc thì bệnh rất dễ dàng tái phát.

3. Cách điều trị bệnh

Bệnh điều trị còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mức độ càng nặng thì càng mất thời gian điều trị và phương pháp cũng phức tạp hơn.

Điều trị bệnh có mức độ nhẹ

Tình trạng nhẹ được biểu thị khi bệnh chỉ xảy ra ở một hay một vài răng, chân răng lộ không quá nhiều, nướu vẫn còn bám vào chân răng, lúc này bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng phương án đơn giản. Trước tiên là lấy sạch cao răng, tiếp đó dùng gel ngậm flour hay thuốc trị viêm lợi. Kèm theo đó là đánh răng, vệ sinh đúng cách tránh bệnh tái phát sau điều trị.

Vệ sinh răng miệng đúng cách ngăn ngừa bệnh tái phát

Vệ sinh răng miệng đúng cách ngăn ngừa bệnh tái phát

Điều trị bệnh có mức độ nặng

Bệnh nghiêm trọng khi xảy ra ở rất nhiều răng, chân răng hở nhiều, phần nướu viêm đỏ sưng tấy. Ngoài loại bỏ các cao răng thì phương án điều trị tốt nhất là can thiệp giải phẫu. Có 3 phương án phẫu thuật tụt lợi như:

Giải phẫu loại bỏ các túi nha giả hay thu nhỏ kích thước: phương pháp này có tên gọi khác là nạo túi nha chu. Bằng cách loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi túi, tiếp đó khâu mô lợi tại vị trí gốc răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ các túi nha giả, giảm kích thước.

Dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù lại phần lợi đã bị tụt, mô lợi có chức năng tái tạo là trạng thái nướu bình thường, giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát. Phương án này được chia thành ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép nướu tự do tự thân,…

Phẫu thuật ghép xương, phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân tới khám, xương răng hầu như đã bị phá hủy. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ghép xương. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chọn vật liệu phù hợp với cơ thể.

Để thực hiện phương án điều trị phù hợp mà bác sĩ cần thăm khám cụ thể tình trạng tiến triển của bệnh và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. 

4. Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa bệnh tái phát 

Đa số những nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên lấy cao răng, loại bỏ mảng bám. Cách điều trị bệnh khá đơn giản nhưng để ngăn ngừa tái phát là thì buộc người bệnh phải vô cùng kiên nhẫn và thực hiện thường xuyên.

Đánh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ

Lựa chọn những bàn chải đánh răng với đầu cọ mềm tránh gây tổn thương cho nướu, lợi. Đây là cách đơn giản nhất để vệ sinh răng miệng loại bỏ cặn, thức ăn thừa bám vào kẽ răng và nướu, đồng thời hạn chế được sự tích tụ cao răng.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng cùng với đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa. Đặc biệt là khi bị tụt lợi rất khó làm sạch toàn bộ các kẽ răng.

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần

Mặc dù đánh răng và ngậm nước súc miệng hàng ngày nhưng những cách vệ sinh thông thường này vẫn không thể ngăn cản được sự tích tụ của cao răng bám ở chân răng. Khi cao bám quá nhiều, chúng sẽ đẩy nướu để chiếm thêm chỗ bám vào chân răng. Vì thế, mà bạn nên định kỳ 6 tháng lấy cao một lần, cùng với khám sức khỏe răng miệng, nhằm khắc phục sớm các vấn đề phát sinh.

Nên định kỳ lấy cao răng 6 tháng một lần để nâng cao sức khỏe răng miệng

Nên định kỳ lấy cao răng 6 tháng một lần để nâng cao sức khỏe răng miệng

Nếu bạn đang cảm thấy có những bất thường về sức khỏe răng miệng, cụ thể là nướu hay chảy máu, tụt chân răng hay tụt lợi,... Hãy liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn, đặt lịch khám nhanh chóng. Các bác sĩ chuyên khoa đến từ Khoa Răng Hàm Mặt tại đây sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán tình trạng và đưa ra hướng can thiệp phù hợp, an toàn, hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.