Tin tức

Cao răng gây ra những vấn đề gì? Làm sao để phòng ngừa?

Ngày 14/04/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Cao răng thường xuất hiện trên bề mặt răng, viền nướu và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết về tác hại cũng như cách phòng ngừa cao răng trong bài viết sau.

1. Cao răng là gì? Gồm những loại nào?

Cao răng (hay nhiều người thường gọi là vôi răng) là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các khoáng chất trong nước bọt và cặn mềm. Lâu ngày, chúng trở nên cứng và bám chắc ở đường viền nướu hay bề mặt răng. 

- Có thể phân loại cao răng như sau: 

+ Cao răng thường: Là những mảng bám ở cổ răng, thường có màu trắng đục hay vàng nhạt. 

Cao răng nhanh chóng được hình thành nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách

Cao răng nhanh chóng được hình thành nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách

+ Cao răng huyết thanh: Thường có màu đỏ nâu hoặc đen và xuất hiện ở nướu dưới. Cao răng huyết thanh còn là nguyên nhân gây hôi miệng, hơi thở có mùi tanh do có máu đọng lại

- Các cấp độ cao răng: 

+ Cấp độ 1: Là giai đoạn cao răng mới hình thành. Lúc này, các mảng cao răng thường có màu nhạt và mới chỉ là một lớp mỏng. Nếu thường xuyên chải răng đúng cách, bạn có thể loại bỏ một phần cao răng nhưng không thể làm sạch hoàn toàn những mảng bám này.

+ Cấp độ 2: Mảng cao răng đã bám chắc vào răng và việc sử dụng bàn chải đánh răng sẽ không thể khắc phục vấn đề này. Các nha sĩ cần dùng dụng cụ chuyên dụng mới có thể lấy được toàn bộ cao răng. Ở giai đoạn này cao răng chưa gây ra nhiều tác hại cho bệnh lý về răng, chủ yếu gây cảm giác khó chịu mất thẩm mỹ. 

+ Cấp độ 3: Đây là thời điểm cao răng đã chuyển sang màu vàng đậm. Có thể nhận biết cao răng một cách dễ dàng ở bề mặt trong của răng, thậm chí có những trường hợp xuất hiện cao răng ở mặt ngoài của răng. Trong giai đoạn này cao răng độ 3 gây ra nhiều bệnh lý cho răng miệng như hôi miệng, sâu răng, nha chu,.. gây tụt lợi, viêm lợi, chảy máu chân răng.

+ Cấp độ 4: Cao răng có thể chuyển thành màu đen và bắt đầu tác động đến chân răng, xương hàm và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng. Cao răng giai đoạn này nặng và nguy hiểm nhất, do mang bám dày kéo tụt lợi xuống để lộ dần chân răng, làm răng bị mòn và dễ nứt vỡ, mất răng, thậm chí cam răng có thể ăn mòn xương hàm gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

2. Cao răng gây ra những tác hại gì?

Dưới đây là những tác hại thường gặp do cao răng gây ra: 

- Gây hôi miệng, cản trở việc vệ sinh răng miệng và gây mất thẩm mỹ. 

- Cao răng luôn có chứa vi khuẩn và chúng có thể lên men trong thức ăn tạo acid dẫn tới hỏng men răng, gây sâu răng. 

- Khi lượng vi khuẩn tăng cao, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về nướu như sưng nướu, chảy máu. Tuy nhiên, nếu loại bỏ cao răng và áp dụng những cách vệ sinh răng miệng hiệu quả, tình trạng viêm nướu có thể được khắc phục hoàn toàn. 

- Gây viêm nha chu, từ đó, ảnh hưởng đến xương và khiến mô nha chu bị suy yếu, không còn đủ khả năng ổn định chân răng trên cung hàm, từ đó dẫn đến lung lay răng và thậm chí có thể gây mất răng. 

Không cạo cao  răng thường xuyên có thể gây nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng

Không cạo cao  răng thường xuyên có thể gây nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng

- Bên cạnh đó, lượng vi khuẩn lớn trong cao răng cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng như viêm tủy ngược dòng, viêm niêm mạc miệng, viêm họng hay viêm amidan.

3. Phòng ngừa cao răng bằng cách nào?

Để ngăn ngừa hình thành tình trạng tích tụ cao răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau: 

- Đánh răng đúng cách: Đây là vấn đề vệ sinh cá nhân rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện. Mỗi ngày, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Khi lựa chọn bàn chải đánh răng, bạn cũng nên chọn những sản phẩm bàn chải có lông mềm. Bên cạnh đó, cần dùng loại kem đánh răng có fluor. Lưu ý, lựa chọn những sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

- Dùng chỉ nha khoa: Đánh răng chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn bám vào răng. Để khắc phục vấn đề này, bạn không nên dùng tăm mà hãy dùng chỉ nha khoa. Với thiết kế nhỏ gọn, chỉ nha khoa có thể lấy những mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng và làm sạch răng miệng tốt hơn. 

- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn: Đây cũng là thói quen chăm sóc răng miệng rất tốt mà bạn nên thực hiện đều đặn. Những thành phần trong sản phẩm này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng sau khi đánh răng, từ đó hạn chế tối đa sự tích tụ mảng bám và cao răng.

- Không sử dụng thuốc lá: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, nguy cơ hình thành cao răng của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.

- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên duy trì chế độ ăn khoa học, hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì khi tiếp xúc với các loại thức ăn này, vi khuẩn trong miệng có thể tiết ra axit có hại, tăng nguy cơ hình thành cao răng và những vấn đề sức khỏe về răng miệng. 

- Thường xuyên đi khám răng và làm sạch răng: Dù bạn đã vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách, cao răng vẫn có thể được hình thành. Chính vì thế, bạn nên khám răng định kỳ 2 lần/1 năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng, loại bỏ cao răng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám sớm nếu có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,....

Bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng

Bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về tác hại của cao răng và những cách phòng ngừa cao răng hiệu quả. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám răng, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng các thiết bị y tế công nghệ cao luôn tự tin mang đến cho bạn những dịch vụ y tế chất lượng, giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng an toàn và hiệu quả. 

Từ khoá: cao răng hôi miệng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ