Tin tức

Các xét nghiệm ung thư phổi cần thiết trong chẩn đoán bệnh

Ngày 28/02/2023
Để chẩn đoán ung thư phổi, các bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà còn cần đến chỉ số kết quả của các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cùng tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư phổi và một số phương pháp điều trị bệnh trong bài viết sau.

1. Xét nghiệm ung thư phổi quan trọng như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, người bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi thường không có dấu hiệu rõ ràng. Phần lớn người bệnh thường chủ quan, chỉ đi khám bệnh khi cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng và lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị, nhiều trường hợp gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Không nên để triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám

Không nên để triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám

Các phương pháp tầm soát ung thư phổi, trong đó bao gồm xét nghiệm ung thư phổi rất quan trọng, giúp phát hiện bệnh sớm và chính xác. Từ đó kịp thời điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị và tăng cơ hội sống cho người bệnh. 

Mỗi danh mục khám, xét nghiệm đều mang đến những chỉ số, kết quả rất quan trọng. Sau khi tổng hợp các thông tin này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng và chính xác. Ngược lại, nếu chỉ thực hiện các xét nghiệm riêng lẻ thì không thể khẳng định bệnh. 

2. Những xét nghiệm ung thư phổi quan trọng

2.1. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi

- Cyfra 21-1: Nếu chỉ số này lớn hơn 3.3 μg/L (tương đương với 3.3 ng/ml), thì người bệnh có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Sự kết hợp giữa chỉ số CYFRA 21‐1 cùng với kháng nguyên ung thư phổi (CEA) rất hữu ích trong chẩn đoán ung thư phổi. 

Xét nghiệm Cyfra 21-1 rất quan trọng trong xét nghiệm ung thư phổi

Xét nghiệm Cyfra 21-1 rất quan trọng trong xét nghiệm ung thư phổi

- Xét nghiệm NSE: Những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi thường có chỉ số NSE trong máu cao hơn bình thường. Thông thường, bệnh nhân có chỉ số này cao hơn 25 ng/mL thì được đánh giá có nguy cơ cao về ung thư phổi. Xét nghiệm này kết hợp với xét nghiệm ProGRP sẽ cho những kết quả khá chính xác trong chẩn đoán và theo dõi các trường hợp người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ. 

- Xét nghiệm ProGRP: Độ nhạy của ProGRP khá cao nên có thể hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, với những trường hợp không thể thực hiện sinh thiết khối u thì đây chính là phương pháp tối ưu. 

- CEA: Chỉ số này an toàn khi nằm trong khoảng 0 - 2.5 ng/mL. Nhiều trường hợp mắc ung thư phổi có chỉ số CEA > 10 ng/mL. Do đó, chỉ số CEA cũng quan trọng trong chẩn đoán căn bệnh này. 

- SCC: Chỉ số SCC tăng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư phổi. Các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm này trong chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, hay đánh giá nguy cơ tái phát bệnh. 

2.2. Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi kể trên, bác sĩ còn có thể kết hợp kết quả của các phương pháp khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau: 

- Chụp X-quang phổi: Để phát hiện những tổn thương trong phổi, tìm kiếm các khối u nhưng không hiệu quả với những tổn thương quá nhỏ. 

Phát hiện bệnh muộn thì cơ hội điều trị bệnh càng thấp

Phát hiện bệnh muộn thì cơ hội điều trị bệnh càng thấp

- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này sẽ giúp phát hiện được cả những tổn thương nhỏ nhất, xác định cụ thể được vị trí và kích thước hay tình trạng di căn. Từ đó, các bác sĩ sẽ có đủ cơ sở để xác định chuẩn xác vị trí sinh thiết. Cuối cùng sẽ đánh giá được mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. 

- Soi phế quản: Để quan sát rõ hơn những tổn thương trong phổi, có thể áp dụng phương pháp soi phế quản. Ống nội soi sẽ từ mũi hoặc miệng của người bệnh luồn sâu xuống khí quản và phổi. Cũng trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ có thể tiến hành sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm hay chải rửa phế quản. 

- Một số xét nghiệm ung thư phổi giúp xác định di căn

+ Xạ hình xương để phát hiện những tổn thương từ phổi di căn sang xương. 

+ Chụp cộng hưởng từ sọ não để đánh giá tình trạng di căn não.

+ Siêu âm bụng, chụp CT vùng bụng để phát hiện tình trạng di căn tại gan, vùng thượng thận,... và một số cơ quan khác. 

3. Các phương pháp điều trị bệnh 

Ở mỗi giai đoạn và mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ điều trị khác nhau. Càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh càng cao. Một số phương pháp phổ biến như sau: 

- Phẫu thuật: Phù hợp với những trường hợp kích thước khối u nhỏ và chưa có dấu hiệu di căn. Tuy nhiên, chỉ thực hiện phẫu thuật với điều kiện thể trạng sức khỏe của người bệnh ổn định. 

Điều trị bệnh ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bệnh ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật

- Xạ trị: Là cách tiêu diệt những tế bào và khối u ung thư bằng các tia xạ. Hiệu quả cao hơn đối với những khối u có kích thước nhỏ và chưa di căn. Hạn chế của phương pháp này là không thể điều trị bệnh triệt để, thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

- Hóa trị: Phương pháp này cũng được áp dụng khá phổ biến và có thể kết hợp cùng với phương pháp phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Trong một số trường hợp bệnh nặng, đã tiến triển sang giai đoạn muộn, thì việc điều trị bằng hóa chất không mang lại hiệu quả cao mà chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng cho người bệnh. 

- Ngoài ra, người bệnh cần được nghỉ ngơi, áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và một số phương pháp điều trị triệu chứng khác. 

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm ung thư phổi và một số phương pháp chữa bệnh phổ biến. Để được tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư phổi, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ